Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Thế tương tác trong Cuộc Đấu tranh Tự do Dân chủ cho Việt Nam

Lý Đại Nguyên

Cuộc đấu tranh tự do dân chủ nhân quyền cho Việtnam là một cuộc đấu tranh cam go, hung hiểm với một tập đoàn gian trá, lỳ lợm, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn thâm độc, tàn ác, ngụy tạo, bất nhân, bất nhẫn, bất cần liêm sỉ nào, mà không đem ra sử dụng, và trong tay chúng đang điều khiển một guồng máy chính quyền khủng bố khổng lồ . Cuộc đấu tranh này đòi hỏi sức mạnh toàn tâm, toàn ý, toàn lực của toàn dân, toàn thế giới và toàn diện tương tác mới mong có kết qủa mau chóng. Tiếc rằng, về phía chúng ta vẫn còn là “nắm cát rời”. Tuy ước nguyện Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền chỉ là một, nhưng quyền lợi của các cá nhân, tập thể, và các thế lực quốc dân trong, ngoài nước và quốc tế lại khác nhau. Nên không tìm được “thế hợp đồng tác chiến” tốc chiến, tốc thắng. Nhất là kẻ địch biết cách khai thác những mâu thuẫn về nhận thức, thành kiến và sự nghi kị giữa các tôn giáo, đảng phái, giữa những “người phản tỉnh” và người chống cộng.
Còn chúng ta, nhất là ở hải ngoại này vốn là thế lực hậu thuẫn chính cho cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ trong nước, thì vẫn mơ mơ, hồ hồ, cứ thản nhiên rơi vào bẫy của kè địch để chống phá nhau, lên án nhau, oán trách nhau một cách hăng say không thương tiếc. Chính vì vậy, mà cộng sản đã thành công trong kế sách dùng tôn giáo chống tôn giáo. Khi hết tác dụng thì chúng lại dùng ngay chính những cánh phản đồ của các tôn giáo đang bị bách hại trong nước, cũng nhân danh tôn giáo đó, cũng nhân danh chống cộng, để chống lại với Lãnh Đạo của tôn giáo mình đang trực diện đấu tranh gian khó với cộng sản ngay trên quê hương. Những vị lãnh đạo đó vốn là mối nguy cho chế độ cộng sản, mà họ càng đánh phá, càng đàn áp, thì uy thế của các vị này trong quốc dân và trên quốc tế càng lên cao. Nay, cộng sản dùng ngay người của chính tôn giáo đó phá hoại uy tín và niềm tin của tín đồ với Giáo Hội mình thì hậu quả tai hại biết là ngần nào. Do đó những người Quốc Gia Dân Chủ chân chính cần phải bình tâm, tĩnh trí đưa cuộc đấu tranh này ra khỏi vòng lẩn quẩn đánh phá lẫn nhau. Tùy hoàn cảnh và vị thế của mỗi tâp thể, mỗi thế lực mà áp dụng những chủ trương, phương pháp, phương tiện đấu tranh riêng. Nhưng nên hiểu tất cả đều cần tương tác với nhau để đẩy mau tiến trình Dân Chủ Hoá Việtnam.
Hiện nay. Tổng Giám Mục Hànội, Ngô Quang Kiệt đã chính thức công khai phát động phong trào Giáo Dân Đòi Công Lý và Sự Thật qua việc đòi đất tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Ngài tuy không dùng khẩu hiệu: “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết” có tính một mất, một còn như Lm Nguyễn Văn Lý, nhưng cũng dứt khoát quyết liệt và tích cực thể hiện: “Tự Do Tôn Giáo Là Quyền chứ không phải là cái ân huệ, xin cho”. Ngài đã bị hệ thống thông tin tuyên truyền của nhà nước Việtcộng xuyên tạc đánh phá dữ dội. Thành phố vội biến 2 khu đất đang tranh chấp thành 2 công viên, nhằm vô hiệu hóa việc tập trung cầu nguyện tranh đấu của Giáo Dân và Tu Sĩ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu quan điểm, kêu gọi chính quyền sửa luật đất đai, cần quan tâm tới quyền Tư Hữu của người dân, và rằng: “Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau”. Nhưng trong cuộc gặp giữa đại diện Hội Đồng Giám Mục với Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng ở Hànội ngày 01-10-08. Dũng đã nhắc lại lập trường cố hữu của Hànội là: “Theo pháp luật và Hiến Pháp Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý và nhà nước không thừa nhận việc đòi lại”. Đồng thời Dũng còn kết án nặng nề Tổng Giám Mục Hànội, Ngô Quang Kiệt. Xem thế chủ trương đối thoại của Hội Đồng Giám Mục với Việtcộng đã bế tắc. Muốn buộc Việtcộng phải nghiêm chỉnh đối thoại, thì thế đấu tranh phải mạnh, đề đủ sức đe dọa tới an nguy của chúng.
Mới đây nhất, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố: “…Tôi không có sợ bất cứ cái gì hết, dù tôi có chết… một cái chết vinh quang” “…Nếu như mà có bị bắt đi chăng nữa thì đây cũng là hình thức tử vì đạo” “…Chúng tôi rất lấy làm vinh dự nếu được chết như thế” “… chúng tôi sẵn sàng chết cho sự thật” “…Chúng tôi không sợ, vì chúng tôi đang làm công việc không sai” “…chẳng có chút gì lo ngại và lo sợ cả” “…Người ta muốn bắt thì người ta bắt thôi. Mà sự thật vẫn là sự thật…” Đây mới chỉ là biểu lộ ý chí và tinh thần sẵn sàng “tử vì đạo” cho công lý và sự thật của Ngài. Nhưng Ngài cần phải hành động cụ thể là đến từng nhà để yên ủi những thân nhân giáo dân có người bị bắt. Đến cầu nguyện cùng với các tu sĩ và giáo dân ở 2 công viên, tuy không có ảnh thánh, nhưng trong tâm tư mỗi người, nơi đó vẫn mãi mãi là Linh Địa, là Thánh Địa, nơi quy ngưỡng Tâm Linh Tín Hữu. Mỗi sinh hoạt của Ngài sẽ là tin tức được loan truyền đi khắp nơi, nuôi dưỡng cho cuộc tranh đấu đòi Công Lý và Sự Thật không bị tắt lịm. Có thế mới tạo được thế mạnh cho việc đối thoại của Hội Đồng Giám Mục với nhà cầm quyền Việtcộng. Có như thế mới khơi dậy được phong trào Hải Ngoại bừng lên yềm trợ cho Quốc Nội. Mới có cớ để cho Quốc Tế áp lực Việtcộng phải tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo của toàn dân Việtnam.
Mặc dù phía Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ở hài ngoại đã hiệp thông với các tôn giáo cùng cầu nguyện cho cuộc đấu tranh đòi đất của Giáo Dân Công Giáo ở Thái Hà và tòa Khâm Sứ Hànội. Tại Hoa Kỳ, Thượng Tọa Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng 2 Viện Hóa Đao đã lên tiếng trên đài truyền hình SBTN tán thán công cuộc tranh đấu của Ngài Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, linh mục, tu sỉ, giáo dân Thái Hà và Hànội. Trên đài Việt Nam Sydney Radio, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Từ Thiện Xã Hội của GHPGVNTN đã ca ngợi tinh thần tranh đấu của bà con Công Giáo cho Công Lý và Sự Thật, cùng dâng lời cầu nguyện cho “tất cả quý linh mục, quý tu sĩ và bà con giáo dân đang bị đàn áp… xin hãy giữ vững tinh thần để cho Công Lý và Sự Thật của mình được sáng tỏ và nhà cầm quyền cộng sản Việtnam phải trả lại những gì mà họ đã chiếm đoạt từ bấy lâu nay”. Tuy vậy dư luận cũng đã nêu thắc mắc là: Tại sao Hòa Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo GHPGVNTN không chính thức lên tiếng yểm trợ cho cuộc tranh chấp này của người Công Giáo và cuộc đối thoại của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam? Đây là một điểm cực kỳ tế nhị. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vốn đứng trong thế đấu tranh quyết liệt đòi Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việtnam một cách không khoan nhượng. Khác với thế đứng công khai hợp pháp của Hội Đồng Giám Mục đang được thừa nhận. Nên không thể chính thức lên tiếng tán thành chủ trương đối thoại với Nhà Nước của HĐGM. Và cũng không phát động phong trào đòi đất lại cho Giáo Hội mình. Vì có đòi thì Việtcộng sẽ chỉ trả lại cho Giáo Hội của nhà nước. Đâu cũng vào đấy! Nhưng ở đây, nên hiểu như một sự thật hiển nhiên là, cuộc tranh đấu Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền của GHPGVNTN lại đang ở thế tương tác hữu hiệu cho cuộc đòi hỏi Công Lý và Sự Thật của người Công Giáo. Vì mọi cuộc đấu tranh hiện nay đều phài hướng vào tiến trình Dân Chủ Hóa Chế Độ, do toàn dân mong đợi và thế giới hậu thuẫn mau thành tựu, thì mọi vấn đề mới được giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp. Little Saigon ngày 07-10-2008.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

TƯỜNG THUẬT KHÓA TU HỌC ĐẶC BIỆT-TIẾP TÂN HỌP BÁO VÀ AN VỊ PHẬT



TƯỜNG THUẬT KHÓA TU HỌC ĐẶC BIỆT-TIẾP TÂN HỌP BÁO VÀ AN VỊ PHẬT
CHÙA ĐIỀU NGỰ VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO /GHPGVNTN

Qua Đài Phát Thanh : Người Việt Tự Do lúc 9.30 pm ngày 20.10.2008
Kính thưa Quí Thính giả và Điều hợp viên chương trình. Thưa Quí vị, Chúng tôi là Cư Sĩ Chơn Diệu,Hoàng văn Phong, Thành viên Ban Tổ chức Khóa Tu Học Đặc biệt-Tiếp Tân-Họp báo và An Vi Phật tại Chùa Điều Ngự 14472 Chestnut thành phố Westminster nơi đặt Văn Phòng II Viện Hoá Đạo/GHPGVNTN/HẢI NGỌAI tại HOA KỲ Xin kính chào Qui Thính giả, điều hợp viên và xin sơ lược tường trình đến Quí Vị diễn tiến Khoá Tu Học đặc biệt-Họp báo và An vị Phật trong 02 ngày 18 và 19 tháng 10 vừa qua.
Kính thưa Quí vị, như Quí vị cũng đã biết từ đầu năm 2008 đến nay tại Vùng Orange County khi tình hình Phật Giáo có biến động không còn một ngôi chùa nào thuộc GHPGVNTN/VP II/VHĐ, quần chúng Phật Tử hoài nghi, hoang mang giao động chán nản yếm thế, tức thời có một vài nhóm Cư sĩ Phật Tử gióng lên tiến nói quyết tâm ủng hộ GHPGVNYN và liền đó LIÊN KHUÔN PHẬT HỌC ORANGE ra đời để cùng nhau tu hoc và duy trì nghi lễ tâm linh luân lưu 02 lần trong một tháng xoay quanh trong tư gia của các Đạo Hữu. Khi có nhu cầu lớn như Tưởng nguyện và Cung Tiến Giác Linh Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Tưởng niệm Bách nhật Ngài đồng thời Cầu nguyện Quốc Thái Dân An, Tự do Dân Chủ, Nhân Quyền và toan vẹn lãnh thổ cho Việt Nam, Liên Khuôn Phật Học Orange đã tổ chức các buổi lễ ra nơi công cộng Trung tâm của Thủ Đô người Việt Tỵ nạn Cộng Sãn để thỏa mãn nhu cầu của Liên Khuôn cũng như đông đảo Đạo hữu Phật Tử muốn có sự hiện diện Chư Tôn Giáo Phẩm VP II/VHĐ. Từ đó là một tổ chức mới mẽ trong một bối cảnh phức tạp nên còn nhiều khó khăn về phương tiện , bên ngoài thì bị dèm pha cản lối nhưng Liên Khuôn Phật Học Orange cậy vào sự quyết tâm và đồng lòng chặt chẽ, nương vào sự tương đắc cỗ vũ và cố vấn của Hàng Thiện Tri Thức, nhờ sự hổ trợ tinh thần mạnh mẽ cuả các đoàn thể trẻ, các Hội Đòan, Đoàn thể trong Cộng đồng và mạnh thường quân, Phật Tử yểm trợ nên đã quyết chí tổ chức được hai buổi lễ thật là trang trọng với đông đảo các Giới và Phật Tử tham dự có sự quang lâm Niêm hương Bạch Phật, Ban Đạo Từ , Thuyết Pháp và Chứng minh buổi lễ của Hàng Giáo Phẩm VP II/VHĐ, thêm vào đó có Quí Nhân Sĩ Phật Giáo đến thuyết trình đề tài nóng bỏng thiết thực ,phần nào làm sáng tỏ những điều mà đồng hương Phật Tử muốn biết liên quan đến các tổ chức Phật Giáo trong và ngoài Giáo Hội cũng như hiện tình đất nước..
Đã chín tháng qua trong niềm ước ao mong chờ VP II/VHĐ có một Ngôi Chùa của Phật Tử mọi giới ở Quận Cam nói chung và Vùng Little Saigon nói riêng thì đầu tháng 10/2008 tin vui đã đến với mọi người. VP II/VHĐ/GHPGVNTN đã tạo mãi được một cơ sở rộng rãi, có cảnh quan cây to xanh tươi bóng mát lại ở vị trí Trung Tâm của Thành phố Westminster, của Little Saigon, vị trí có đường lưu thông rộng rãi thuận tiên, có tuyến xe buýt đi qua về , bốn bề không gần dân cư mà toàn là sân cỏ, trường học, parking, kho hàng và cuối đường là công viên, Thánh thất và Nhà Thờ. Thật là một vị trí lý tưởng cho một ngôi chuà lớn của Giáo Hội nơỉ xứng đáng để đặt VĂN PHÒNG II VIỆN HOÁ ĐẠO.
Tiếp nhận cơ sở là bắt tay ngay vào nhiều công tác Phật Sự trọng đaị :

Đó là tổ chức Khoá Tu Học đặc biệt cho Phật Tử Địa phưong và các nơi xa muốn về tu học trong hai ngaỳ 18 và 19 tháng 10 năm 2008. Đồng thời kết hợp tổ chức Tiếp Tân-Họp báo và An Vị Phật Chùa mới.
Trong vòng chưa tới 10 ngày nhờ vào yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân Hoà và tinh thần nao nức vui mừng chung. Nhờ vào khả năng tháo vát, kinh nghiệm từng trải, giao tế rộng rãi và nhất là đức độ và sự khiêm cung cuả Thượng Tọa Tổng Thư Ký VP II/VHĐ Trưởng Ban tổ chức mà Quí Thầy đã hướng dẫn Ban Điều Hành cũng cư cư sĩ trong Liên Khuôn Phật Học Orange cũng như cư sĩ các Chùa trong Vùng Nam ly mà đặc biệt là Chùa Diệu Pháp đã phân công mỗi Ban lo một việc, mỗi người góp cả hai tay vào tất bật làm ngày không hết làm qua đêm để mọi việc được thực hiện đúng theo chương trình đã công bố trên toàn thể các cơ quan truyền thông báo chí, các trang nhà, các diễn đàn trên Internet.
Và đúng chương trình dự định đến khuay ngày 17/10 thì mọi việc chuẩn bị cho hiện trường đã hoàn tất để sẵn sàng cho ngày mai, cùng lúc với công việc tiếp đón các Phật Tử từ Atlanta, Georgia, Miami, Utah, Denver, Colorado, Houston, Dallas, Seattle, Oregan, Sacramento, San Jose, San Diego v.v. từ các phi trường về nơi cư ngụ cũng đã hoàn tất an toàn tốt đẹp.
Và sáng ngày 18/10/2008 Cờ Mỹ, Cờ Việt nam Cọng Hoà và cờ Phật giáo tung bay khắp bốn hướng khuôn viên dưới nắng vàng gió nhẹ của vùng Nam Cali , từng đoàn nam nữ Phật Tử địa phương cũng như từ phương xa về Tu Học , già trẻ chan hoà trong niềm vui mừng hớn hở đến Chùa, ai nấy tỏ vẽ vui mừng, trầm trồ khen ngơi cảnh trí trầm tỉnh, cây xanh bóng mát, có ghế đá như công viên và đặc biệt là nụ cười hồn nhiên hoan lạc từ bi của Đức Phật Di Lặc tọa hiện ngay trước tiền đình như để đón chào mọi giới, như Ngài đang chúc lành và khen ngợi bá tánh đã biết tạm gác bõ bụi trần cùng về đây tu học hôm nay.

Sau lưng ngài là cửa chính vào Chánh Điện và các Văn Phòng có gắn tấm bảng lớn bằng đá màu đen xanh thẩm đục khuyết giữ lại hàng chữ : VĂN PHÒNG II/VIỆN HOÁ ĐẠO-GHPGVNTN/HN-HOA KỲ. Nhìn thấy thật là Nhu mì Chân thật-Khiêm tốn nhưng rõ ràng và vững chắc.
Vào sân sau, sau khi Ban Trai soạn đã phục vụ bữa điểm tâm chu đáo, và mọi người vào Hội Trường bằng môt lều vải màu trắng cao và dài rộng 178ft x70 ft . Đúng 9 giờ là Lễ Khai Khoá với 350 vị tu học thường xuyên và khi tới nhũng đề tài nóng bỏng liên quan đến Đất nước và Giáo Hội thì lượng người đi lễ Chùa cũng vào dự thính lên đến trên 500 người (tính theo ghế đã kê)_

Chư Tôn Giáo Phẩm Chứng minh và thuyết giảng có :có Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác- Đại Lão Hoà Thượng Thích Chánh Lac- Pháp Sư Niên Trưởng Thích Giác Đức- Hoà Thượng Thích Thiện Tâm- Hoà Thượng Thích Viên Thành- Hoà Thượng Thích Thiện Hữu- Hoà Thượng Thích Chơn Trí- Hoà Thượng Thích Giác Chân-Thượng Tọa Thích Phước Nhơn- Thượng Toạ Thích Viên Lý- Thượng Toạ Thích Giác Đẳng- Thượng Tọa Thích Viên Huy- Thượng Tọa Thích Viên Dung- Thượng Tọa Thích Viên Thông-Thương Toa Thích Ân Đức- Đại Đức Thích Tâm Hiền- Sư Bà Thích nữ Nguyên Thanh- Giáo sư Võ văn Ái- Ông Chánh Án Nguyễn Trọng Nho- Giáo sư Guruge (Phó Chủ Tịch Hội Liên hữu Phật Giáo Thế giới)- Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên- Giáo sư Lưu Trung Khảo (Chương trình Phát thanh Phật Giáo Hải Triều Âm)-Cụ Nguyễn Tư Mô nhân sĩ Cộng đồng/nhân sĩ Phật Giáo -Nữ sĩ Ỷ Lan-Bác Sĩ Không Tịch- Lê Đức Chương (Tổng vụ phó TV.Hoằng Pháp)- Giáo sư Nguyễn cao Can và phái đoàn Miền Huyền Quang. Cùng các Hội Phật Học có cư sĩ di Tu Học đã tường trình phần trước.
Chương trình tu học đươc diển giảng qua các đề tài :
-Phật Giáo ứng dụng vào đời sống thực tế (Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác)
-Phật Giáo và con đường cứu độ (Hoà Thượng Thích Chánh Lạc)
-Phật Giáo và tuổi trẻ (Thương Tọa Thích Giác Đẳng)
-Phật Giáo và phụ nữ (Nữ sĩ Ỷ Lan)
-Tôn chỉ và lập trường nhất quán của GHPGVNTN trước và sau năm 1975
(Pháp sư niên trưởng Thích Giác Đức)
-Người Cư sĩ Phật Tử trước nhu cầu thời đại (Giáo sư Võ văn Ái)
-Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và Tâm Đại Từ vô lượng (Th. Toạ Thích Phước Nhơn)
-Sự đóng góp của Đạo Phật vào xã hội Tây Phương (Ô.Chánh Án NguyễnTrọng Nho)
-Hiện tình Phật Giáo trong và ngoài Nước (Th.Toạ Thích Thiện Tâm và Ô. Võ văn Ái)
Ngoài các đề tài trên là phần Công phu-Thực tập Thiền quán-Hô canh Niệm Phật và Tọa Thiền.

Qua ngày thứ 2 Chủ nhật 19 tháng 10 bên trong Hội trường khoá tu học tiếp tục, bên ngoài Khuôn viên Chùa được kê hàng mấy trăm ghế đầy sân cỏ có bóng mát. Và sau giờ quá đường (ăn trưa) vào lúc 1.30 thì đông đảo Quan Khách, Báo Chí và Đồng hương Phật Tử đã ngồi chật cứng cả hội trường, các Cháu trong Gia đình Phật Tử và Quí Anh trong ban thiết kế đã nỗ lực xếp thêm ghế ra hết hai hàng hiên Hội trường, xử dụng hết 1500 ghế thuê và 300 ghế cơ hữu mà vẫn còn người đứng chật mọi phía.
Thành phần quan khách tham dự từ Chính Quyền Địa Phương, đến quí vị dân cử Liên Bang, Tiển bang, Quận hạt, Thành phố và học Khu. Các Tôn Giáo bạn, Các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn thể đồng bào đông đảo Phật Tử tham dự con số lên tới từ hai đến ba ngàn, nhưng nếu tính lượt người đi về trong hai ngaỳ thì phải kể là bốn năm ngàn người.
Sau phân nghi thức thương lệ

Mở đâu cuộc hop báo Thượng Tọa Giác Đẳng cho biết trong khóa tu hoc có một thời lượng cho Tăng chúng nghe Quyết nghi 9 điểm của Giáo Hội, được hướng dẫn qua Giáo chỉ số 9 để phát triển Phật Giáo, đáp ứng nhu cấu tu học, vận động Quốc tế yểm
trợ phục hoạt Giáo hội, phát triển cơ sơ hạ tầng 14 Miền và các Khuôn Hội địa phương, mở rộng ngoại giao thực hiện tuyên cáo về Trường sa-Hoàng Sa và 8 điểm đấu tranh của Giáo Hội. Tiếp đến Ông Võ văn Ái tỏ ra xúc động khi Chùa Điều Ngự hình thành tại Quận Cam. Ông hy vọng Chùa Điều Ngự sẽ là Ngôi Chùa thứ Tư mang dấu tích tranh đấu cho Dân Tộc và Đất Nước như ba ngôi chuà khác trong lich sử đấu tranh
giữ Nước (Chùa Phúc Khánh ở Phú Thọ thời Hai Bà Trưng , Chùa Khai Quốc thời Lý Nam Đế năm 544 và Chùa một cột ở Hà Nội).
Sau đó các ký giả đã tuần tự nêu ra rất nhiều câu hỏi mà phần nhiều là liên quan đến Giáo chỉ số 9, tình trang rối loạn tách hàng, tiếm danh và vai trò của cá nhân Ông Võ văn Áí.
Nhiều câu trả lời , vận dụng chứng cớ lai lịch v.v… nhưng chỉ xin tóm ghi là : Giáo chỉ số 9 không phải là giải tán mà để phân loại được vàng thau đang lẩn lộn đâu ra đấy để kiện toàn lại cái mới thực sự đi cùng một hướng. Giải tán cái cơ chế cũ đã âm ĩ cấu kết núp bóng Giáo Hội để đi tìm thỏa hiệp với các thế lực đang tìm mọi cách triệt hạ Giáo Hội chố không phải giải tán Giáo Hội ở Hải Ngoại. Pháp Sư Giác Đức cũng đã nêu ra trường hợp của nhóm Tăng ni Hải Ngoại, Thân Hữu Già Lam, rồi Về Nguồn và hàng ngàn Sư Tăng nhà Nước cho sang Hoa Kỳ hợp tác với các nhóm ấy, trong đó có 240 sư đặc tình đã được “tu tập”qua các khóa học ‘Tình báo” (có nêu dẫn chứng). Còn nói về Ông Võ văn Ái được chọn làm phụ trách Phòng Thông tin Phật Giáo Hải ngoại là vì công việc ngoại giao phức tạp trong tiếp xúc,va chạm, khôn khéo, khi né tránh, lúc đương đầu nên cho dù một vi Tăng Sĩ có khả năng mấy cũng không thích hợp vả lại vai trò nầy còn cần thể hiện một ý chí và tấm lòng sắt son trung kiên nữa.
Sau đó là phần phát biểu của Giáo Sư Lưu Trung Khảo và Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên, cả hai vi đã nêu ra nhiều điểm tương đắc với tâm lý chung của Phật Tử nên nhiều tràng pháo tay biểu đồng tình vang dội Hội Trường. Mà đặc biệt là vui mừng đến nổi nhiều Phật Tử chảy nước mắt tương đắc với câu ‘từ nay Phật Tử Quận Cam đã có một ngôi Chùa để lui tới tu tập, nương tựa tâm linh và Tin tưởng để cùng nhau đi trên con đường của GHPGVNTN trong công cuôc giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn tại Quê Nhà.
Đến 4 giờ là Lễ An Vi Phật, trong, ngoài và các sân bên cạnh đông nghịt người. Trong diển văn chào mừng của Thượng Toa Thích Viên Lý có đọan nói “Đây là ngôi Chùa Chung của những người tỵ nạn Cộng sãn chúng ta”. Trong Đạo Từ Hoà Thượng Thích Hộ Giác Phó Tăng Thống cũng có đọn nhắc Phật Tử rằng ‘Đức Phật đã theo chúng ta mà trôi dạt đến đây, nên chúng ta sống với niềm tin sắt son và khối óc sáng suốt của những người Tỵ nạn Cộng sãn. Hoà Thượng nhắc nhở Phật Tử luôn nhớ đến công ơn của Chính Phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã đón nhận chúng ta để có ngày hôm nay. Hoà Thượng cũng như Hoà Thượng Thích Chánh Lạc cũng đã hết lòng ghi nhận công lao
của Thượng Tọa Thích Viên Lý đã dày công tạo dựng Ngôi Chùa Điều Ngự là một việc làm có tác dụng rất lớn lao trong giai đoạn hiện nay.
Sau đó là giới thiệu ban Điều hành Gia Đình Phật Tử Chùa Điều Ngự và các chương sinh hoạt sắp tới gồm: Thu nhận Đòan viên-Tổ chức sinh hoạt đoàn và tổ chức các lớp Việt Ngữ hàng tuần .
6 giờ chiều thì đến chương trình Phép Sái Tịnh ( phép tẩy sạch) bắt đầu . Dẩn đầu là Chư Tôn Giáo Phẩm VP II/VHĐ mỗi vị cầm một lọ nước Cam lồ và cánh hoa để vẩy tẩy, tiếp theo là hơn 100 Chư Tăng các Quốc Gia Hoa Kỳ, Tây Tạng, Nhật Bổn, Trung Hoa, Đài Loan,Tích Lan, Miến Điện và Phật Tử tiếp nối nhau đi vòng ra Khuôn viên
trước vào cửa Chính Chánh Điện Lễ Phật, mổi vị cầm một ly có đèn thắp sáng, vừa đi vừa niệm Phật, tạo thành một hàng dài không dứt. Hàng dài ánh sáng lập loè dưới màn đêm buông xuống tạo thành một hình ảnh lạ mắt vô cùng trang nghiêm và huyền diệu .
Cuối cùng là cùng nhau dùng bữa cơm chiều cuối cùng của Khóa Tu Học để chia tay đồng thời thưởng thức Ca Nhạc do Anh Chị Em Nghệ sĩ tình nguyện gíúp vui mừng Chùa mới đồng thời cho Bà Con Phật Tử thoải mái sau hai ngày tu hoc thanh tịnh .
Chương trình văn nghệ đa dạng được Bà con Phật Tử, tặng hoa, vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
Buổi Ca Nhạc chấm dứt vào đúng 8 giờ PM (vì ngày mai là thứ hai) với sự nuối tiếc của khán giả. Tạm biệt chia tay ra về Phật Tử địa phương hẹn nhau trở lại, Phật Tử các nơi lao xao tạm biệt bạn bè, ngõ lời cảm ơn Ban Tổ chức đã lo chu tất mọi việc từ ăn ở cũng như đón đưa đến đi và hẹn còn Duyên lành tái ngộ trong các công việc Phật Sự khác.
10 giờ đêm thì mọi người phục dịch cũng đã ra về, sân Chùa trở về vắng lặng tỉnh mịch, thanh ịnh, Nhìn lại một vòng tổng quát bên Đức Phật Di Lặc tươi tười chúng tôi cảm nhận nhờ ơn Chư Phật và Thiên Thần Hộ Pháp hộ trì, kết hợp với ba yếu tố THIÊN THỜI-ĐỊA LỢI- NHÂN HÒA đã Tạo Duyên kết thành NGÔI CHÙA ĐIỀU NGỰ 14472 Chestnut st. Westminster CA 92683 Tel: 714-890-9513 - 7140-254-5068 ( không phải có tiền mà có được môt vị trí cảnh quan như thế nầy). Nơi đây từ nay là Văn Phòng II/VHĐ/GHPGVNTN-HN-HK xứng đáng tầm mức với Thủ đô tinh thần của người Việt Tỵ nạn Cọng Sãn. Và cũng vậy trong một thời gian gấp rút Chuà đã tổ chức thành công viên mãn Khóa Tu Học-Họp Báo và An Vị Phật trong hai ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2008 với số lượng Phật Tử tham dự quá đông đảo so với các buổi lễ tương tự lâu nay, thật là một dấu ấn và cũng là một kỷ niệm khó quên trong lòng Thầy Trò con Phật Chùa Điều Ngự và Phật Tử Bốn Phương .
Trân trọng Cám ơn Quí Thính giả và Anh P/H Điều hợp viên hôm nay cuả Đài Người Việt Tư Do.
Kính chào Quí Vị.

Westminster, 9: 45 PM ngày 20 tháng 10 năm 2008
THANH TRÚC/CHƠN DIỆU/HVP.

Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ

Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền và dân chủ trước khi Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa Liên Âu và Việt Nam được ký kết

2008-10-23 | | QUE ME


PARIS ngày 23.1.2008 (QUÊ MẸ) - Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ ấn định trong Hiệp ước đối tác và hợp tác mới sắp được ký kết giữa Liên Âu - Việt Nam được Quốc hội Châu Âu thông qua hôm thứ tư, 22.10.2008, tại khóa họp khoáng đại ở trụ sở Strasbourg, Pháp, với gần như tuyệt đại đa số 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 4 phiếu trắng.

Quyết Nghị thông qua vào thời điểm Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam đang trong vòng thương thảo để ký kết lại Hiệp ước đối tác và hợp tác vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Điểm trọng yếu của Quyết Nghị đòi hỏi o một cơ cấu thực hữu nhằm theo dõi và áp dụng điều khoản bó buộc Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền trong cuộc hợp tác song phương. Điều khoản này tuy hiện hữu trong bản Hiệp ước ký kết giữa Liên Âu – Việt Nam năm 1995, nhưng còn thiếu một cơ cấu bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.

Ngoài ra, Quyết nghị còn tố cáo Hà Nội vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp, biểu tình tại Việt Nam, kể cả việc đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bắt giam các ký giả và những người sử dụng Internet, đàn áp tín hữu Công giáo khiếu kiện đất đai, phân biệt đối xử với người sắc tộc Tin lành hay giới Phật giáo đồ Khmer Krom. Trong vai trò tham vấn để hoàn thành bản Hiệp ước mới, Quốc hội Châu Âu kêu gọi Liên hiệp Châu Âu “đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt hiện trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền” trước khi ký kết Hiệp ước mới.

Quyết nghị là thành quả vận động suốt nhiều tháng qua của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, được kết thúc qua cuộc điều trần tại Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu hôm 25.8 vừa qua. Tại cuộc điều trần này ba nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt đã hiệp đồng nói lên thảm trạng đàn áp tại ba nước. Dư hưởng gây chấn động lương tri các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu đưa tới sự đề xuất Quyết Nghị nhằm gây áp lực cho dân chủ và nhân quyền trong bản dự thảo Hiệp ước mới sắp ký kết.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam đã chào mừng Quyết Nghị khi tuyên bố với báo chí rằng : “Quyết nghị này quan trọng không riêng ở sự tố giác các vi phạm nhân quyền quy mô và trầm trọng tại Việt Nam, mà trọng yếu ở đề xuất một cơ cấu thực hữu nhằm ngăn chặn các vi phạm này. Liên hiệp Châu Âu là đối tác hàng đầu của Việt Nam. Nếu công cụ bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền được quy định trong Hiệp ước mới, sẽ là dụng cụ đòn bẩy cải tiến chính trị vào lúc Việt Nam lâm tình trạng khủng hoảng kinh tế. Quyết Nghị là lời nhắc nhở mạnh mẽ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng họ không thể tiếp tục đàn áp các quyền cơ bản của người dân bất chấp phản ứng quốc tế vào lúc họ đang muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới”.

Một số yêu sách trọng yếu mà Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội gồm có :

- “ hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;

- “trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;

- “chấm dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng vẫn còn bị quản chế;

- “cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;

- “bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng;

- “chấm dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử, và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;

Sau đây là bản Việt dịch toàn văn Quyết Nghị :




QUỐC HỘI CHÂU ÂU



Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu về Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa Liên Âu - Việt Nam và vấn đề Nhân quyền


QUỐC HỘI CHÂU ÂU,

- chiếu theo các Nghị Quyết trước đây về vấn đề Việt Nam,

- chiếu theo Hiệp ước Hợp tác năm 1995 giữa Liên hiệp Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

- chiếu theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,

- chiếu theo điều 108, chương 5, Quy chế Liên hiệp Châu Âu,

A. Vì rằng, cuộc thảo luận lần thứ hai giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 20 và 21.10.2008,

B. Vì rằng, cuộc điều trần về Việt Nam, Lào và Cam Bốt do Phân ban Nhân quyền tổ chức hôm 25.8.2008,

C. Vì rằng, cuộc họp Đối thoại nhân quyền giữa Ba vị chủ tịch Liên hiệp Châu Âu [tiền nhiệm, đương nhiệm và sắp tới] với Việt Nam ấn định vào tháng 12.2008,

D. Vì rằng, Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác giữa Liên hiệp Châu Âu và CHXHCNVN ấn định rằng “tôn trọng nhân quyền và những nguyên tắc dân chủ là nền tẳng cho việc hợp tác giữa hai bên là điều kiện của hiệp ước và cũng là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước”,

E. Vì rằng, tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng : tháng 9.2008 chính quyền Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập niên qua đối với người Công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị chính quyền tịch thu,

F. Vì rằng, tự do báo chí bị hạn chế nghiêm trọng : trong năm 2008 nhiều ký giả Việt Nam bị bắt hay bị trừng phạt vì tường thuật nạn tham nhũng của giới quan chức, và, ngày 19.9.2008, Trưởng phòng Mỹ liên xã (AP), ông Ben Stocking bị bắt, bị công an đánh đập khi ông theo dõi cuộc biểu tình ôn hòa của người Công giáo Việt Nam tại Hà Nội,

G. Vì rằng, các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên Trung phần luôn luôn là nạn nhân bị phân biệt đối xử, bị tịch thu đất đai, và bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và văn hóa; vì rằng các tổ chức phi chính phủ độc lập cũng như các nhà báo không được tự do đến các vùng cao nguyên để chứng kiến thực trạng của những người Thượng, và đặc biệt thực trạng của những người Thượng hồi hương từ Cam Bốt; vì rằng hơn 300 người Thượng đã bị kết án tù từ năm 2001 do tham gia những hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa,

H. Vì rằng, mặc Cộng đồng thế giới không ngớt kêu gọi liên tục, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (79 tuổi), đoạt Giải Nhân quyền Rafto năm 2006, từng nhiều lần bị bắt bỏ tù từ năm 1982 và hiện nay vẫn còn tiếp tục bị quản chế,

I. Vì rằng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.

J. Vì rằng, Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và đã bắt giam những “nhà ly khai sử dụng Internet” với lý do dùng internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận dân chủ; vì rằng, ngày 10.9.2008, ông Nguyễn Hoàng Hải, nhà báo sử dụng mạng Blog cũng là người bảo vệ nhân quyền, được biết qua bút hiệu Điếu Cày, đã bị kết án tù,

K. Vì rằng, những thành viên thuộc dân tộc ít người Khmer (Khmer Krom) ở miền Nam Việt Nam, bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu đất đai, chính quyền còn bắt hoàn tục khoảng 20 Tăng sĩ Phật giáo Khmer krom vì họ tham gia cuộc biểu tình ôn hòa tháng 2.2007 kêu gọi cho tự do tôn giáo, trong số này năm người bị kết án tù, chính quyền Việt Nam quản chế Tăng sĩ Tim Sakhorn sau khi mãn hạn tù tháng 5.2008, và chính quyền còn bạo hành đối với nông dân khmers kroms khiếu kiện việc tranh cãi đất đai,

QUỐC HỘI CHÂU ÂU

1. Nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam phải đưa tới những cải thiện xác thực tại Việt Nam; yêu cầu Hội đồng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, cần xét đến Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác ký kết năm 1995, qua đó công cuộc hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền cơ bản;

2. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu thiết lập các tiêu chuẩn minh bạch nhằm lượng định các dự án phát triển hiện hành tại Việt Nam để bảo đảm sự tương hợp với điều khoản liên quan đến nhân quyền và dân chủ;

3. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu, trong khuôn khổ thương thuyết đang diễn ra cho Hiệp ước đối tác và hợp tác mới, sẽ phải có một điều khoản rõ ràng, không nhập nhằng về nhân quyền và dân chủ phối hợp với một công cụ nhằm bảo đảm sự thực hiện điều khoản này, cũng như đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam nhu cầu chấm dứt hiện trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền trước khi hoàn thành dạng bản Hiệp ước, và

ĐẶC BIỆT YÊU SÁCH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM :

- là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;

- trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;

- chấm dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng vẫn còn bị quản chế;

- cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;

- bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng;

- chấm dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử, và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;
4. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, cũng như đến các Chính phủ thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng Thư ký LHQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ cũng như Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.


(Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dịch từ bản Anh và Pháp ngữ)

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

LỊCH TRÌNH SINH HOẠT PHẬT SỰ TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ

SƠ LƯỢC LỊCH TRÌNH SINH HOẠT PHẬT SỰ TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ
VĂN PHÒNG I I/VHD/GHPGVNTH/HẢI NGOẠI tại HOA KỲ

Khoá lễ thường xuyên Dành cho các Đạo hữu Phật Tử :

- Mỗi ngày thứ 3 v à thứ 5 : VÀO LÚC 7.30 tối

- Mỗi ngày thứ 7 : * 11:00AM - THUYẾT PHÁP
* 1:30 PM Cầu An & Cầu Siêu

-Mỗi ngày Chủ Nhật:
-10 GIỜ SÁNG : CÁC LỚP -VIỆT NGỮ -PHẬT PHÁP
-VĂN THỂ MỸ

-2 : 00 PM : GIẢNG KINH


NGOÀI RA VÀO LÚC 05 GIỜ SÁNG MỔI NGÀY CÓ THỜI KHOÁ CÔNG PHU TỊNH ĐỘ THEO TRUYỀN THỐNG DÀNH CHO CHƯ TÔN ĐỨC.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2008

TÂM NGUYỆN THƯ

TÂM NGUYỆN THƯ
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN tại HOA KỲ


Kính bạch Chư Tôn Đức Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Văn Phòng II Viện Hóa Đạo,
Kính bạch Thầy Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên kiêm Quyền Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ,

Sáng sớm hôm nay, dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức, Anh Chị Em (ACE) chúng con nơi đây đã phát nguyện nhận lãnh các trách nhiệm trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT giúp Thầy TVT trong việc điều hành tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ. Nhận lãnh những trách nhiệm trên, đa số ACE chúng con đã vượt quá những trách nhiệm được tổ chức quy định trong cấp bậc mà chúng con đang thọ lãnh, cũng như vượt quá những khả năng, kinh nghiệm mà chúng con hiện có.

Tuy nhiên chúng con vẫn nhận lãnh trách nhiệm, vì chúng con thiết nghĩ, bậc trượng phu sống ở đời, thấy việc đáng phải làm thì làm, không thể ngại khó, không thể ngại cô độc. Ngày xưa nếu Trần Quốc Toản sợ mình sức yếu, sợ mình tuổi nhỏ không lo được việc nước thì tổ quốc Việt Nam đã không có được vị anh hùng tuổi trẻ danh lưu muôn đời làm tấm gương sáng cho biết bao thế hệ noi theo. Ngày xưa nếu quân đội nhà Trần cùng toàn dân nước Việt sợ mình sức yếu, thế cô không thể ngăn nổi vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên Mông hùng mạnh thì tổ quốc Việt Nam đã không có được 3 lần chiến thắng vẻ vang bảo vệ nền tự chủ, ghi danh sử sách thiên cổ của nhân loại; và tinh thần độc lập, ý chí kiên cường bất khuất của dân Việt chắc hẳn đã khó lưu lại đến ngày nay. Một tinh thần, một ý chí mà thiếu nó, chắc chắn không một quốc gia nào, không một dân tộc nào có thể tồn tại. Vì nghĩ như thế, nên chúng con đã can đảm nhận lãnh trách nhiệm. Chắc hẳn sẽ có người đặt câu hỏi trách móc thiểu số ACE chúng con sao nỡ phá đi tính đoàn kết bất khả phân của tổ chức GĐPT, đành lòng rời bỏ đa số, một đa số từ quốc nội đến hải ngoại ngày càng bước những bước đi xa rời Giáo Hội, xa rời con đường mà Giáo Hội cũng như tổ tiên nước Việt bao đời đã và đang tiếp tục đi.

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Chúng con làm vậy là vì học hỏi nơi Chư Tôn Đức, chúng con nhận thức rằng: người Huynh trưởng GĐPT thực hành hạnh Bồ Tát, xả kỷ vị tha, phá bỏ ngã chấp, hy sinh cá nhân không phải chỉ để phụng sự và bảo vệ riêng cá thể tổ chức của mình mà thôi. Chúng con nhận thức rằng, hành hạnh xả kỷ vị tha còn phải rộng lớn và nhất như. Ví như sự sống của quần sinh địa cầu bị đe dọa, khi phải chọn lựa giữa sự sống của nhân loại và sự tồn tại của quốc gia dân tộc, chúng ta phải biết hy sinh, đặt sự sống của cả nhân loại lên trên và trước hết. Khi phải chọn lựa giữa sự tồn vong của quốc gia, dân tộc, Đạo Pháp với sự tồn tại của cá thể Giáo Hội, Chư Tôn Đức GHPGVNTN đã đặt sự tồn tại của Giáo Hội trong lòng sự tồn tại của quốc gia, dân tộc và Đạo Pháp, không quản hiểm nguy, tranh đấu cho tương lai của đất nước. Thế thì làm sao người Huynh Trưởng GĐPT chúng con, hành hạnh xả kỷ vị tha với tinh thần BI-TRÍ-DŨNG, lại có thể đặt sự toàn vẹn của cá thể tổ chức GĐPT lên trên nỗi khổ đau của đại đa số dân tộc Việt, lên trên hiểm họa mất nước, và lên trên sự nguy khốn của Giáo Hội nơi quê nhà. Giả như Giáo Hội không còn nữa, Đạo Phật Việt Nam băng hoại, dân tộc Việt Nam nô lệ, đất nước Việt Nam mất đi, thì thử hỏi tổ chức GĐPTVN có còn toàn vẹn, có tồn tại được chăng, và cho dù có tồn tại liệu có còn mang ý nghĩa gì không?

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Hướng về tổ quốc Việt Nam thương yêu, bên trong lớp vỏ kinh tế đang phát triển, nhìn thẳng vào thực tế, chúng con cảm nhận được nỗi khổ đau của đất mẹ đang bị tàn phá đến tận xương tủy, và nhận thức rõ nguyên nhân gây ra những khổ đau ấy là từ sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) bất tài, song lại vô cùng mưu mô và độc ác trong việc kềm kẹp và đàn áp dân chúng. Sau bao nhiêu năm nắm quyền cai trị, ĐCSVN đã đưa đất nước đi vào tuyệt lộ, mang những nỗi khổ đau và uất nhục có thể nói chưa từng xảy ra trong hơn một ngàn năm lịch sử độc lập của dân tộc.

Trên phương diện kinh tế, vì sự mưu sinh của gia đình, người dân Việt đã có bao giờ nếm trải nỗi khổ đau của những người cha, người mẹ Việt Nam đã phải đang tâm đem con mình đi bán cho người. Dân Việt đã có bao giờ phải nếm trải nỗi nhục của những thiếu nữ Việt Nam, vì miếng cơm manh áo của gia đình, tự đem bán thân mình cho ngoại bang như những món hàng ngoài chợ. Đã có bao giờ thanh niên Việt Nam vượt biên qua Trung Quốc bán các bộ phận trong thân thể lấy những đồng tiền rẻ mạt, để rồi lãnh lấy những hệ quả khổ đau thương tâm cho mình và người thân.

Trên phương diện văn hóa, trong lịch sử dân tộc, đã có những thời kỳ Đạo Phật suy đồi. Nhưng trong những thời kỳ suy đồi đó, chưa có chính quyền nào tàn ác thâm hiểm tới mức, bên ngoài thì cử nhân viên chính quyền, như Đảng Viên Đảng Cộng Sản, giả làm tu sĩ, biến Thiền môn thành nơi làm giàu, mua bán chức tước, cụng ly nhậu nhẹt giữa Chùa, phá đi Pháp tướng tinh khiết của Tăng bảo; bên trong thì đàn áp, tù đày, và giết hại các bậc chánh Tăng trung trinh với Đạo Pháp và dân tộc. Lại còn tạc hình tượng của kẻ thiếu đức, thiếu trí, nếu không nói là kẻ tội đồ của dân tộc, đem thờ ngang hàng với chư Phật trong chùa.

Trên phương diện bảo vệ tổ quốc, trong lịch sử đã có những kẻ bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà. Nhưng hai tay dâng đất, dâng biển cho ngoại bang như ĐCSVN đã làm trong thế kỷ văn minh 20, 21 của nhân loại, thì thật là một chuyện tưởng như không thể xảy ra đã xảy ra. Nhục nhã hơn nữa là chính quyền Cộng Sản Việt Nam không những dâng cho giặc giang sơn gấm vóc của tổ tiên bao đời hy sinh gìn giữ, mà còn quay lưng đàn áp, bắt bớ tù đày những người dân yêu nước đã dám đứng lên cất tiếng nói đòi bảo vệ tổ quốc. Và ĐCSVN còn gây ra biết bao hệ quả đau thương khác cho dân tộc, mà nói như Nguyễn Trãi “trúc Lam Sơn không ghi hết tội”.

Nói ra như thế, chúng con không hề có ý kêu gọi thù hận. Bởi vì người Phật tử thực hành hạnh Từ Bi của Chư Phật không hề có kẻ thù để thù hận. Tuy nhiên, Từ Bi thiếu Trí Tuệ và Dũng Lực, để rồi nhắm mắt trước cái ác, bắt tay với kẻ ác tiếp tục trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho quần sanh đau khổ thì không phải là hạnh Từ Bi của Chư Phật truyền dạy. Do đó ACE chúng con học đòi theo Chư Tôn Đức thực hành hạnh Bồ Tát “thấy chúng sanh đau khổ, liền gạt lệ xông vào nơi chính trường hà khắc để cứu độ quần sanh”, và chúng con nguyện tiếp nối bước chân của Chư Tôn Đức trên con đường mà Quý Ngài đã và đang tiên phong dấn bước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Ngài Đương kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Chúng con nguyện chen vai sát cánh cùng Quý Ngài cất tiếng nói tranh đấu hòa bình để bảo vệ Giáo Hội mẹ nơi quê nhà, bảo vệ tự do nhân quyền cho dân tộc, và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Với những nhận thức trên, ACE chúng con, ngày hôm nay can đảm nhận lãnh trách nhiệm trong BHDTƯ cùng Thầy TVT điều hành GĐPTVN tại Hoa Kỳ với những tâm nguyện sau:

- Thứ nhất: dốc toàn tâm lực để nhanh chóng chấn chỉnh, củng cố và phát triển mọi mặt GĐPTVN tại Hoa Kỳ theo đúng châm ngôn Bi – Trí – Dũng, đúng tinh thần nội quy quy chế GĐPTVN; trở về nguyên trạng là một bộ phận trung kiên của GHPGVNTN, dưới sự điều hành của GHPGVNTNHN tại HK, VPII-VHĐ như được quy định trong Hiến chương của Giáo Hội.

- Thứ hai và trên hết: hướng dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ nhất tề khâm tuân và hậu thuẫn tinh thần của Giáo chỉ số 9 do Đức cố Đệ tứ Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007 và Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo ban hành ngày 25.9.2007, tin tưởng và phụng hành mọi ý chỉ của Hội Đồng Lưỡng Viện, của VP II VHĐ để góp phần hữu hiệu cho Giáo Hội hoằng trì chánh pháp, làm tròn nghĩa vụ người con trung hiếu của Giáo Hội chính truyền.

Ngưỡng nguyện mười phương chư Phật từ bi gia hộ cho ACE chúng con phước trí vẹn toàn, bồ đề tâm kiên cố để hoàn thành những tâm nguyện này.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát tác đại chứng minh.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

QUYẾT NGHỊ CHÍN ÐIỂM

Phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất :
QUYẾT NGHỊ CHÍN ÐIỂM
của Ðại hội Thường niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ

2008-10-12 | | PTTPGQT


SAN JOSE, ngày 12.10.2008 (PTTPGQT) - Ðại hội Thường niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa An Lạc ở thành phố San Jose, bang California, Hoa Kỳ, trong ba ngày 10, 11 và 12.10.2008, đã thể hiện sâu xa tinh thần và quyết tâm phát huy Giáo hội để khai triển và thực hiện toàn vẹn Giáo chỉ số 9 của Đức cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ nhằm chận đứng hiện trạng nội ma ngoại chướng đang phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo.

Sau ba ngày Ðại hội, qua tám phiên khoáng đại đánh giá tình hình Giáo hội trong và ngoài nước một năm qua, vạch kế hoạch hoạt động cho năm tới, khai triển vai trò người Cư sĩ trước nhu cầu thời đại, và luận định âm mưu đưa Nghị quyết 36 của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm phân liệt cộng đồng Phật giáo hải ngoại nói riêng và cộng đồng người Việt tị nạn nói chung, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni và quý đạo hữu Cư sĩ, đại diện các Hội đồng Giáo phẩm , Hội đồng Điều hành, 13 Tổng vụ và 14 Miền trên toàn quốc Hoa Kỳ


Ðồng thanh quyết nghị :

1. Triệt để thực hiện và phát huy Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007, Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ phổ biến ngày 25.9.2007 nhằm mở rộng sinh hoạt tổ chức Giáo hội tại Hoa Kỳ, củng cố niềm tin cho Tăng Ni, Phật tử đang vọng hướng về Giáo hội nơi quê nhà, điều hướng các cơ sở Giáo hội, các tổ chức Phật giáo Việt Nam trong công tác Phật sự, hoằng dương chánh pháp và văn hóa. Đồng thời ý thức sự tiếm danh GHPGVNTN hiện nay của một số Tăng Ni, Cư sĩ ở hải ngoại không phục vụ Giáo hội Mẹ là GHPGVNTN đã trưởng dưỡng ra các vị này, mà mục tiêu tiếm danh chỉ để phục vụ danh lợi riêng tư hay thế quyền phi dân tộc ;

2. Tổ chức các khóa an cư kiết hạ liên châu, các khoá tu học đặc biệt cho giới Cư sĩ, tạo thuận duyên cho mọi giới quần chúng Phật tử cũng như giới trẻ, trưởng dưỡng tín tâm, phát huy đạo học, thể nghiệm giáo pháp để viên mãn hạnh nguyện hoằng hóa độ sinh, và các khoá huấn luyện chuyên ngành nhằm đáp ứng các hoạt động của Giáo hội trên lĩnh vực truyền thông, văn hoá, xã hội. Đồng thời gây qũy hoạt động cho các cơ sở truyền thông, văn hoá, xã hội của Giáo hội ;

3. Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế nhằm hậu thuẫn công cuộc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý theo lập trường bốn điểm của Viện Hóa Đạo :

“Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;

“Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo ;

“Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc ; và

“Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978”.

4. Phát triển nhanh chóng và vững chãi hệ thống Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ qua các Miền, mà Ban Hướng dẫn Trung ương Hoa Kỳ vừa được trình diện tại Đại hội cùng với sự gia nhập của các Đoàn Cựu Huynh trưởng San Jose, Sacramento, Dallas ;

5. Phát triển các khuôn hội địa phương trên các tiểu bang Hoa Kỳ nhằm kiện toàn cơ sở hạ tầng của Giáo hội, thúc đẩy việc tu học Phật pháp và ngoại hộ cho Giáo hội trong công cuộc vận động nhân quyền, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ trước cuộc xâm lăng văn hoá nô dịch và soán chiếm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa ;

6. Để ghi nhớ công ơn cao dày của Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại Hội thay đổi tên miền Liễu Quán thành Miền Huyền Quang. Đại Hội cũng ấn định đại lễ Phật Đản 2553 tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, nam California, Ngày Truyền Thông Văn Hoá tại cùng địa điểm, và Đại Hội Khoáng Đại GHPGVNTNHN-HK tại trụ sở chùa Diệu Pháp.


Trên lĩnh vực hoạt động đối ngoại và quốc tế :

7. Mở rộng công tác ngoại giao thân hữu với các phong trào Phật giáo, Nhân quyền và Dân chủ trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Châu Á để kết liên phong trào Phật giáo quốc tế phục vụ hoà bình và an sinh nhân loại ;

8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ cùng với Giáo hội các châu mở rộng cuộc vận động quốc tế để thể hiện Tuyên cáo ngày 27.12.2007 của Hội đồng Lưỡng Viện về việc Trung quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa để

a. bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ mà mục tiêu trước mắt là bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa ;

b. gây ý thức cấp cứu trong Cộng đồng Người Việt hải ngoại về chủ quyền dân tộc và kết hợp mọi nỗ lực chung nhằm ngăn chặn nguy cơ mất nước ;
9. Kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ nhân danh Hội đồng Lưỡng viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, công bố năm 2001, như một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam bằng tình nghĩa dân tộc và phương thức bất bạo động, nhằm chấm dứt tình trạng phân tranh, nghèo đói, suy kiệt của đất nước ;

Đại hội nhất tề ghi nhớ công ơn cao dày của Đức cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang đã hi hiến trọn đời cho Đạo pháp trường tồn, GHPGVNTN vững chãi, Quê hương an lạc, tự do. Đại hội cũng nhất tề chắp tay cầu Phật gia hộ cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, chư Tôn giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện và trong 20 Ban Đại diện pháp thể khinh an, Phật sự viên thành.


Phật lịch 2552 - Làm tại Chùa An Lạc
thành phố San Jose, bang California, Hoa Kỳ
ngày 12.10.2008

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2008

Thư Mời Tham dự Lễ An Vị Phật

Thư Mời Tham dự Lễ An Vị Phật tại Chùa Điều Ngự góc đường Hazard và Chestnut Wesminster.
14475 Chestnut St.
Westminster, CA 92683.
Kính mời qúy Đồng Hương, Phật Tử tham dự. Xin bấm vào hình để làm lớn lên








Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Tường Thuật Lễ Tưởng Niệm Bách Nhật

TƯỜNG THUẬT LỄ TƯỞNG NIỆM BÁCH NHẬT ĐỨC CỐ ĐỆ TỨ
TĂNG THỐNG THÍCH HUYỀN QUANG
Và Cầu nguyện Quốc Thái Dân An, Tự do Dân chủ
và Toàn vẹn Lãnh thổ cho VIỆT NAM
Do Liên Khuôn Phật Học Orange tổ chức tại Phòng SHNB.Viễn Đông
____________

Nhằm tưởng nhớ Công đức và Đạo hạnh cao cả của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang cả một đời hy sinh vì Đạo Pháp và Dân Tộc, đồng thời Cầu nguyện Quốc thái Dân An, Tự do Dân Chủ và Toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam là một ước vọng mà trọn cuộc đời của Ngài đã dấn thân theo đuổi . Theo thư mời cuả Liên Khuôn Phật Học mà báo đài đã phổ biến trước đó, hôm nay Chủ Nhật 05 tháng 10 năm 2008, gần 1 giờ 30 chiều thì Đồng bào, đồng hương Phật Tử, Thiên tri thức và quan khách đã vân tập về Trung tâm sinh hoạt Nhật Báo Viễn Đông thật đông đảo, ngồi hết ghế trong hội trường nên rất đông đồng bào phải đứng Bên ngoài từ đầu đến cuối .
Đúng 1 giờ30 Ba hồi chuông trống Bát Nhã, toàn thể hội trường cung kính nghinh đón Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ /Văn Phòng ÌI Viên Hoá Đạo quang lâm chứng minh.
Cư Sĩ Chơn Diệu điều họp chưong trình đã đại diện Liên Khuôn Phật Học chào mừng Chư Tôn Đức , Quí Thiên Tri Thức, Quan Khách, đồng hương và thông qua chương trình gồm 03 phần chính gồm Nghi thức thường lệ- Nghi lễ Tôn Giáo và Thuyết pháp- Thuyết trình.
Thành phần Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN THỐNG NHẤT HẢI NGỌAI tại Hoa Kỳ quang lâm chứng minh gồm có : Hoà Thượng THÍCH VIÊN THÀNH Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ, Hòa Thượng THÍCH THIỆN HỮU Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, Thương Toạ THÍCH VIÊN LÝ Tổng Thư Ký Văn Phòng ÌI Viện Hoá Đạo, Thượng Tọa THÍCH VIÊN THÔNG Phó Tổng Thư Ký GHPGVN Thống nhất Hải Ngọai tại Hoa Kỳ. Rất đông Thiện tri Thức, Dân cử, Đại diện các Tôn Giáo, các Cộng Đồng , Hội đoàn, Đại diện các cơ quan Truyền thanh, truyền hình và báo chí cùng đông đảo Đồng hương Phật Tử ngồi và đứng chật Hội Trường và bên ngoài con số lên tới trên 350 người,
Mở đầu chương trình là nghi thức thường lệ : Chào cờ Hoa Kỳ-Cờ VNCH và Phật Giáo kỳ.Tiếp theo là một phút nhập từ bi quán để tưởng nhớ đến Chư Thánh Tử Đạo, Anh Hùng tử sĩ vị quốc vong thân, Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cọng Hoà đã bỏ mình bảo vệ Quê Hương và trên đường vươt biên vuợt biển tìm tự do.
Trong diễn văn khai mạc dư sỉ Quảng Hưng Chánh đại diện Liên Khuôn đã nói lên nguồn gốc ý nghĩa và mục đích của việc thành lập Liên Khuôn Phật Học trước các biến cố đầy chướng ngại do các thế lực từ trong đánh ra , vv.
Trong Đạo Từ Hoà Thượng Thích Viên Thành nêu lên ý chí sắt son với Dân Tộc và Đạo Pháp của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, con đường dấn thân của GHPGVNTN trước sau như một để vượt qua mọi chướng ngại từ Thế quyền cũng như các thế lực vô minh từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào. Đạo Phật là Đạo Như thật người Phật Tử cần bình tâm nhận chân và gìn giữ giá trị ấy. Ngài tán thán và ngưỡng mộ tấm lòng trung kiên của Phật tử và mọi giới đồng bào dành cho GHPGVNTN hiện nay do Đại Lão Hoà Thương Thích Quảng Độ lãnh đao.
Hoà Thượng cũng tán thán quyết tâm của Liên Khuôn Phật Học Orange và khen ngơi các sinh hoạt Phật sự của Liên Khuôn mặc dầu sơ khai trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của Phật Tử địa phương…
Tiếp theo trước Lễ Đài vô cùng uy nghi trang trọng,Ban Ngi Lễ Liên Khuôn Phật Học đã thực hiện Khóa lễ dưới sự chứng minh của Chư Tôn Giáo Phẫm Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, 250 tập Kinh phân phát không đủ nhưng cũng đã tạo duyên cho mọi người tham dự cùng đọc tụng nên buổi lễ vô cùng trang nghiêm .
Tiếp theo là phần thuyết Pháp của Hoà Thượng THÍCH THIỆN HỮU Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự với đề tài : NGƯỜI CƯ SĨ VỚI VẤN ĐỀ TU HOC” do Liên Khuôn thỉnh cầu, mặc dầu thời gian quá giới hạn nhưng Ngài đã nêu lên hết những điều cần thiêt của Người Cư Sĩ, Phật Tử trong việc Tu Hoc để giữ gìn Chánh pháp, để cùng Hoàng Pháp Độ sanh….
Ngài cũng đã nhắc qua gương sáng của nhị vị Hoà Thượng Lãnh Đạo GHPGVNTN phải đối phó để vượt qua cơn Pháp nạn : Năm 1981 khi thế quyền cấu kết với một số Sư Tăng thành lập Giáo Hội nhà nưóc thì Hòa Thượng Quảng Độ đã từng nói (đại ý): “Con thuyền Giáo Hội đang gặp phong ba bảo táp, nếu ai sợ hiểm nguy muốn sang thuyền khác cho an toàn hơn thì cú tự do ra đi không ai cấm cản, nhưng nhớ là đừng tiếp tay gió bảo nhận chìm con thuyền đã từng đưa quí vị lên chốn vinh quang. Quí vi cứ đi để mặc cho con thuyền với những người còn lại trên ấy cố sức chèo chống, may mắn thì thoát nạn qua cơn, không may thì họ cũng thỏa lòng chết chìm với con thuyền ấy “ và nay trước hiện tượng phản trắc, dối trá, lập lờ bất nhất của một số người tự xưng là hàng Trưởng Tử cấu kết gây phân hoá tiềm năng của Giáo Hội thì Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống lúc còn sinh tiền đã nói vơí một ai đó về gặp Ngài để thanh minh thanh nga việc về nguồn chống báng Giáo chỉ số 9 rằng : “Oan trái nên nhận không nên biện bạch . Quí vị làm đúng dù ai không công nhận quí vị cũng tồn tại. Quí vị làm sai dù có hào quang nào che chở thì quí vị cũng sẽ bị đào thải.”Thật là chí lý..
….Sau cùng Ngài chúc mọi người hiện diện thân tâm thường an lạc. Phật sự viên thành.
Sau đó là phần thuyết trình của Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên với đề tài Hiện tình Phật Giáo và Dân Tộc. Tuy thời gian quá giới hạn mà đề tài thì lại bao la nhưng với sự am tường và hùng biện, Diễn giả đã rút tỉa ra những sự kiện quan trọng để người nghe nắm vững nguyên nhân và diển tiến từng thời kỳ của các thế lực vô minh nhằm chủ đích làm phân hóa tê liệt tiến tới vô hiệu hóa con đường đấu tranh phục hoạt Giáo Hội PGVNTN và cứu độ 83 triệu đồng bào đang khốn khổ. Sáng suốt thay Giáo chỉ số 9 ra đời là “một cuộc giải phẩu kịp thời” để Giáo Hội lành mạnh và vững tiến……..
Vì thời gian có hạn nên Ban Tổ chức xin hẹn phần thảo luận vào một dịp khác. Cũng như không thể đồng tình với một KHÁNG THƯ của một số Quí Vị muốn công bố nhằm lên án các thế lực đã có lời nói hành động phân hóa GHPGVNTN/Haỉ Ngoại trong thời gian qua. Đồng thời tỏ rõ lập trường ủng hộ đường lối của GHPGVNTN do Đai lão Hoà Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ lãnh đạo. Ban Tổ chức cảm kích việc làm đó nhưng vì hôm nay là buổi sinh hoat Tôn Giáo nên không tiện thỏa mãn nhu cầu như một buổi hội thảo Công Cộng.
Sau phần cảm ta cuả Ban Tổ Chức, Trước khi ra về Đồng bào Phật Tử đã đưa rất nhiều phiếu ghi ý kiến ủng hộ, tán dương Liên Khuôn đã có các sinh hoạt Phật sư hữu hiệu và hẹn sẽ cùng nhau tu hoc và sát cánh ủng hộ GHPGVNTN/HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ/VP. I I VIỆN HÓÁ ĐẠO.
Chư Tôn Đức Giáo Phẩm và mọi giới Phật Tử ra về hân hoan vui vẽ vào lúc 4.30 chiều gió nhẹ.

Tường thuật tại Thành Phố Westminter 23 pm ngày 05-10-2008
THANH TRÚC/Chơn Diệu

Diễn Văn Chào Mừng của Chánh Đại Diện Liên Khuôn Phật Học Orange

Kính Bạch Giác Linh Đức Đệ Tứ Tăng Thống,
Kính thưa Chư Tôn Giáo Phẩm,
Kính Thưa Qúy Vị Trưởng Thượng,
Kính Thưa Qúy Đồng Hương,

Người Việt Nam sống xa xứ, nhưng tâm hồn không bao giờ xa xứ, từ đó hể nơi nào có người Việt định cư, nơi đó tự phát huy nền văn hóa theo truyền thống của mình. Trong chiều hướng văn hóa đó, hôm nay Liên Khuôn Phật Học Orange làm lễ tưởng nguyện 100 ngày viên tịch của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội P.G.V.N Thống Nhất.
Lịch sữ lập quốc Hoa Kỳ, khởi đầu do đoàn người tìm tự do tôn giáo, người Việt Nam đến sau nhưng cũng có những điểm tương đồng như những người đến trước lập quốc.
Khuôn Hội Phật Học không phải danh từ mới mẻ mà đã trãi qua 70 năm, từ khi có An Nam Phật học hội tại Huế, và sau đó tổ chức này name trong Giáo HỘi Phật Giáo V.N.T.N tại Miền Nam Việt Nam, có hiến chương đầu năm 1964 đến nay vẫn duy trì, chưa có sự thay đổi về tư cách pháp nhân của Giáo Hội.
Khuôn Hội Phật Học do các Phật tử tại gia thành lập, tùy theo nhu cầu và mức độ cư dân mổi nơi làng xã có nột hay nhiều Khuôn hội. Mục đích khuôn hội là tu học, tổ chức thọ giới, làm việc thiện, giữ gìn gia phong, phong tục tập quán v.v…
Liên Khuôn Phật Học Orange chúng tôi chỉ là kế thừa cơ sở chính thống trong khuôn hội mà ra, Quan điểm của chúng tôi theo lời Phật dạy:
“ Con người muốn giải thoát sự đau khổ và sợ hải cần phải luyện tập Trí Tuệ và Từ Bi”. Trong tâm tưởng như vậy, chúng tôi dù ở đâu, phương trời nào luôn luôn trang bị cho mình là người có tôn giáo, là Phật Tử có ý thức truyền thống, gắn bó với G.H.P.G.V.N.T.N, cho dù Giáo hội gặp phong ba bão táp, Liên Khuôn Phật học Orange không thay long đổi dạ bước qua thuyền khác nhận chìm thuyền mình đã đi, đáy cũng thể hiện long từ bi. Nhưng có từ bi chân tánh không thể thiếu trí tuệ sáng suốt, không trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập đời sống, do đó chúng tôi không laic vào lối tín ngưỡng, vì tín ngưỡng không phải là chân lý, không chân tâm, nên thường khóac áo tôn giáo để đánh lừa tín tâm người khác, tín ngưỡng không có đệ tử, chỉ có Giáo chủ hoặc Tăng thống. Tín ngưỡng chỉ là chổ dựa của thế quyền, một là tham vọng về thỏa mãn cảm giác, hai là tham vọng bất tử, ba là tham vọng độc quyền yêu nước, độc quyền lảnh đạo. Thế quyền và tín ngưỡng dựa nhau để tồn tại, giống như đa dựa Thần, Thần dựa đa.

Kính Bạch Chư Tôn Đức.
Kính thưa Qúy Vị,
Nước có loạn mới biết tôi trung, nhà có nghèo mới biết con hiếu thảo, Liên Khuôn chúng tôi nhìn di ảnh của Ngài Tăng Thống mà long đau như cắt, trước nay lắm người tôn Ngài và Ngài Quãng Độ làm cha làm mẹ, nay vô cảm thấy cha như thấy nợ thấy mẹ như thấy khách, Cha dạy không nghe, Mẹ khuyên mặc Mẹ. Đối với ân sư như vậy còn đâu nữa sự cảm thông lòng thương yêu đồng bào, còn đâu nữa siêu linh nội tâm, còn đâu nữa tinh tấn tu học giữ giới luật.
Đám mây mù thế quyền và tín ngưỡng muốn khỏa lấp tôn giáo biến thành mê tín, đám mây đó không thể khỏa lấp trí tuệ, vì người ta đã phân biệt được giữa Đức Phật với người bình thường, phân biệt được người bình thường với kẻ mất trí.
Một học gỉa có nói:”Đức Phật là người Cha nhìn đàn con đang vui chơi ngọn lửa thế tục nguy hiểm, ngài dùng các phương tiện để cứu các con trong ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc niết bàn”. Ngọn lữa đó không khác gì hơn đời thiếu đạo ở trong 80 triệu đồng bào đang hứng chịu. Đời không có đạo, tệ đoan xã hội mọc lên, Đạo không đi vào đời thì lòng tham biết mấy cho vừa, đạo không đi vào đời thì làm chi có Tự do Tôn giáo, có dân chủ, nhân quyền.
Ròng rã mấy chục năm qua, Đức Cố Tăng Thống và ngài Quãng Độ cùng chư Tăng Phật tử trong GHPGVNTN đã và đang cứu ngọn lửa thế tục nguy hiểm kia.
Nhân dịp này xin thưa Qúy ngài sứ giả Như Lai, khổ công vượt đại dương đến hải ngoại để cứu khổ đồng hương, nếu không nằm trong diện tỵ nạn, xin hãy lui về hợp lực với ngài Quãng Độ đó là việc khẩn cấp cần thiết, còn chuyện cứu độ chúng sanh thì nhiều lắm xin qúy ngài để dịp khác.
Liên Khuôn Phật Học chúng tôi không có tham vọng làm nên lịch sữ, chúng tôi chỉ mong muốn theo sau Ngài Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Quãng Độ hiện đang lảnh đạo GHPGVNTN để hổ trợ Ngài bảo vệ Chánh Pháp trong cơn pháp nạn này.
Chân thành tri ân chư Tôn Đức, chân thành cám ơn qúy đồng hương đã đến tham dự buổi tưởng nguyện lễ bách nhật Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống.
Kính chúc Qúy Vị thân tâm thường an lạc, Bồ đề tâm kiên cố.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008

ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC.


ALbert Einstein là khoa học gia nổi tiếng của thế giới, một nhà siêu toán học
Đề ra Thuyết tương đối : E = mc 2(Bình phương)
Ông ta đã nhận định rằng:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật :Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức].
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan].
Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"].
Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells].
Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [- Giám mục Milman].
2. Trí tuệ siêu việt của Đức PhậtLần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"].
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].
Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức].
Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].
Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].
Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer].
Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [- Tổng thống Nehru].
3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này... Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].
Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương]..
Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"].
Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [- Một học giả Hồi Giáo].
Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan,"Ðức Phật Cồ Ðàm"].
Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].
4. Giáo pháp của Đức Phật:Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời. [- Tiến Sĩ Graham Howe].
Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara].
Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"].
Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].
Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương].
Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"].
Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].
Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].
Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].
Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [- Một Văn Hào Tây Phương"].
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"."Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].