Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Bảy Kỳ Quan Phật Giáo

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Trang sử cũ bị sửa chữa?

Trang sử cũ bị sửa chữa?




Vũ Ánh/Viêt Herald



(09/06/2010)



Cái "bệnh tự nhận mình là nhân viên tình báo, C.I.A" để khoác lác với nhau cho vui thường chỉ xuất hiện trong chốn tù đầy thời Cộng Sản mới chiếm được Miền Nam Việt Nam. Thời buổi ấy "hot news" nhiều lắm. Nằm trong những nhà tù CS ở rừng sâu núi đỏ, thâm sơn cùng cốc, nhưng có một số nhỏ sĩ quan tù cải tạo loan những tin chắc nịch làm như họ từng là tham vụ báo chí của Jimmy Carter hay Ronald Reagan không bằng. Trong môi trường tù đày này, ông nào tự xưng là trưởng lưới, là trưởng toán Thám Sát Tỉnh (PRU), F-101, CIA là ăn trùm dù rằng không người nào có thể phối kiểm nổi hành tung của các ông ấy trước ngày vào tù. Chỉ có người nào tinh ý lắm, hiểu rõ cách tổ chức chính quyền VNCH lắm thì mới phát hiện ra là mấy ổng phịa để làm cho những "hot news" thêm quan trọng và chứng tỏ mình cũng quan tâm đến tình hình chứ không phải lúc nào cũng chỉ lo cho cái bao tử. Nhưng vì anh em cũng thường dựa vào những "hot news" để sống qua ngày nên họ cũng chỉ cười rồi bỏ qua khi thấy thực tế không phải như vậy, bởi vì tù cải tạo thực ra không sống bằng thực phẩm mà sống vì tinh thần và niềm hy vọng.



Trong số những ông tung "hot news", anh em chúng tôi không ưa nhất là những ông vừa khệ nệ gánh quà thăm nuôi của gia đình vào trại sau buổi gặp mặt đã vội rỉ tai: "Tới rồi, đem quà ra ăn thả giàn đi. Bọn mắt lưới của tôi nói Mỹ đã đạt thỏa thuận bốc chúng ta từ trại này trong một ngày rất gần". Một ngày rất gần của mấy ông tung "hot news" thuộc loại "tình báo" này có khi tới 14, 15 năm sau lận.



Chuyện tình báo trong trại tù làm tôi nhớ lại một tác phẩm xuất bản thời gian gần đây, đó là cuốn "Biến Động Miền Trung" mà tác giả là một sĩ quan quân đội VNCH chuyển sang ngành cảnh sát đặc biệt, ông Liên Thành. Tôi theo dõi "Biến Động Miền Trung" từ thời mà ông còn cho đăng từng loạt một trên tập san Biệt Động Quân, một tập san rất bề thế của các cựu binh trong binh chủng Biệt Động Quân xuất bản ở quận Cam. Tại sao? Cũng chỉ vì tôi cũng từng là chứng nhân rất sát cận với vụ biến động này ở thành phố Đà Nẵng vào năm 1966 nên muốn biết những gì đã xảy ra ở Huế, một cố đô với tình hình chính trị rất phức tạp được dùng làm nền cho "Biến Động Miền Trung" của tác giả Liên Thành. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi là những thành phố không xa lạ gì với tôi thời chiến tranh. Tôi qua lại, lưu cư ở các thành phố này thường xuyên vì vai trò phóng viên mặt trận cho Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia.



Tuy nhiên, càng đọc sâu vào tác phẩm, tôi càng thắc mắc nhiều hơn. Trong nhiều đoạn tường thuật của tác giả Liên Thành. Tôi có cảm tưởng ông là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm nhiệm Giám Đốc Trung Ương Tình Báo VNCH hơn là một phó Trưởng Ty phụ trách Cảnh Sát Đặc Biệt Thừa Thiên và Huế. Tôi cho rằng một phần khá quan trọng trong "Biến Động Miền Trung", tác giả Liên Thành viết không được cẩn trọng và lời lẽ cũng ba hoa không kém mấy ông thường tung "hot news" trong trại tù CS mà chúng tôi đã trải qua. Nhưng điều nguy hiểm là lời lẽ không cẩn trọng của tác giả Liên Thành lại nhằm hủy diệt sinh mạng chính trị của nhiều người trong đó có những tu sĩ Phật giáo mà ít đưa ra được những chứng cớ khả tín.



Tôi không biết tác giả Liên Thành có đi tù CS không mà ông lại viết một tác phẩm lịch sử giống như tung "hot news" trong tù CS như vậy. nhưng chúng tôi biết khá rõ về tổ chức hành chánh, quân đội và cảnh sát VNCH. Tuy Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa là những chế độ dân chủ nửa vời, nhưng về mặt tổ chức tương đối chặt chẽ và mỗi chức vụ đều có "bản mô tả công việc" đàng hoàng. Các viên chức chính phủ, quân đội hay cảnh sát không thể lạm quyền với nhau được. Tôi lấy ví dụ, trên trang 51 của "Biến Động Miền Trung", tác giả Liên Thành ghi: "Tôi là Thiếu Tá Liên Thành vừa được Trung Tá Tỉnh Trưởng bổ nhiệm vào chức vụ Phó Trưởng Ty CSĐB vào 10 giờ 30 ngày hôm nay 6-6-1966". Trên trang 48, tác giả Liên Thành lại viết về một lệnh của Trung Tá Phan Văn Khoa, Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế:



"Và hôm nay là ngày 6-6-1966 trong quyền hạn của một tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế, tôi bổ nhiệm:



-Thiếu tá Phạm Khắc Đạt làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên và Thị xã Huế.



-Thiếu úy Liên Thành, Phó Trưởng Ty, phụ trách CSĐB.



Tôi chưng hửng, mình có nghe lầm không? Khoảng 5 phút sau buổi gặp mặt chấm dứt. Chúng tôi rời khỏi phòng hội, tôi có hỏi ngay Trung Tá Tỉnh Trưởng:



-Sao khi hồi Trung Tá không nói trước, em là lính sao chỉ huy cảnh sát được, khó quá.



Trung Tá Tỉnh Trưởng:



-Trong những ngày sắp đến tình hình sẽ rất khó khăn, hoặc là mình đánh gục bọn chúng, hoặc là bọn tranh đấu đánh gục bọn mình, tôi cần những sĩ quan như em và Đạt. Phải cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, nếu cần thêm lực lượng tôi sẽ tăng cường thêm một đại đội nữa".



Trước hết, Trung Tá Phan Văn Khoa không có quyền bổ nhiệm một trưởng ty và phó trưởng ty cảnh sát. Quyền đó thuộc về trung ương.



Sau đó cần phải nói rằng Trung Tá Phan Văn Khoa bị đánh gục, nhưng không phải do "bọn tranh đấu" như lời ông nói mà do Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Việt Cộng vào thành phố tàn sát dân lành, ông bỏ đi trốn, sau đó mất chức vì một câu tuyên bố ngớ ngẩn với báo chí ngoại quốc. Tuy tác giả Liên Thành viết như trên, nhưng có phải những lời tác giả viết ra là do Trung Tá Phan Văn Khoa nói hay không hay là ông tường thuật sai hoặc cho đến nay ông vẫn còn xúc động vì chuyện bổ nhiệm này nên có những lời lẽ quá đáng ấy?



Tuy vào giữa thập niên 60, chiến tranh đã bắt đầu lan rộng, tình hình quân sự vùng I Chiến Thuật cũng khá nghiêm trọng, nhưng tôn ti trật tự hành chánh vẫn được tôn trọng. Chiến tranh súng đạn chưa vào tới thành phố, nhưng cố đô có rất nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến đảng phái chính trị, tôn giáo, hoạt động nội thành của Việt Cộng và tình trạng quân phiệt. Dù như vậy, những nguyên tắc về bổ nhiệm vẫn được tôn trọng. Năm 1966, khi đài phát thanh Đà Nẵng mới được thành lập, Tướng Nguyễn Chánh Thi trực tiếp can thiệp vào việc bổ nhiệm một quản đốc. Đầu tiên ông Thi cử một trung úy vốn trước khi bị gọi động viên là giáo sư trường trung học Phan Chu Trinh, nhưng sau đó Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia là Trung Tá Vũ Đức Vinh không đồng ý với lý do người được Tướng Nguyễn Chánh Thi cử nhiệm không phải trong ngành truyền thông và không có kinh nghiệm gì về truyền thông cả. Vụ này cũng tạo ra một cuộc khủng hoảng nhỏ giữa trung ương và địa phương. Nhưng sau đó một người vừa ở trong ngành, vừa được Thị Trưởng Đà Nẵng, BS Nguyễn Văn Mẫn vừa được tướng Thi đồng ý là ông Lê Văn Sâm được bổ nhiệm vào chức vụ Quản Đốc, nhưng nghị định bổ nhiệm vẫn do Bộ Thông Tin ký với sự thỏa thuận của Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, chứ nghị định không phải do Tướng Nguyễn Chánh Thi hay Thị Trưởng Nguyễn Văn Mẫn ký.



Tôi nêu ra trường hợp này để thấy rằng ngành cảnh sát quốc gia vào thời điểm đó thuộc Bộ Nội Vụ, nhưng người đứng đầu ngành cảnh sát quốc gia lúc đó có cấp số tướng lãnh. Ty Cảnh Sát Quốc Gia (sau gọi là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh) tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế trực thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Cho nên việc bổ nhiệm các trưởng ty hay phó ty đặc trách Cảnh Sát Đặc Biệt đều thuộc quyền Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia chứ không thuộc quyền tỉnh trưởng. Những ty khác tại các tỉnh cũng vậy, chẳng hạn như trưởng ty canh nông do Bộ Canh Nông bổ nhiệm. Trưởng ty Thông Tin tỉnh là do Bộ Thông Tin bổ nhiệm. Tỉnh trưởng có thể đề bạt nhưng việc cứu xét và chuẩn thuận cũng như bổ nhiệm vẫn là do trung ương.



Thực ra, vấn đề bổ nhiệm tác giả Liên Thành vào chức vụ Phó trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế đặc trách cảnh sát đặc biệt không có vấn đề gì lớn lao cả. Thế nhưng vì chính tác giả Liên Thành đã quan trọng hóa vấn đề cho nên nó trở thành lớn mà thôi. Trong suốt thời gian của chế độ VNCH từ 1954 cho tới ngày 30 tháng 4, 1975, có không thiếu gì những lần cử nhiệm vào các chức vụ cả ở hạ tầng lẫn thượng tần không đúng chỗ, không đúng việc, không thuộc lãnh vực chuyên môn của đối tượng được cử nhiệm chỉ vì người này thuộc hàng ngũ "con ông cháu cha" hay quen biết chứ chẳng có tài cán gì cả. Đó là thiểu số, nhưng nguyên tắc hành chánh lúc nào cũng phải được tôn trọng.



Vì thế, tôi vẫn không tin rằng việc Thiếu tá Phạm Khắc Đạt và Thiếu úy Liên Thành được Trung Tá Phan Văn Khoa "cử nhiệm" vào hai chức vụ quan trọng trong một bộ chỉ huy cảnh sát tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế mà trung ương (Bộ Nội Vụ và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia) lại không biết một tí gì.



Trong cuốn sách "Huế ơi! Oan nghiệt" tác giả Bảo Quốc Kiếm đã viết ở trang 20: "Tôi còn nhớ rõ là khi đề nghị một số quận đoàn trưởng Xây Dựng Nông Thôn, đại tá Tôn Thất Khiên không muốn chấp nhận, nhưng ông đã phải ngả nón chào thua trước quyết định của Bộ Xây Dựng Nông Thôn". Nên nhớ, đó chỉ là chức vụ ở quận của một ngành quan trọng về dân vận nhưng hay bị coi thường mà còn như thế, huống chỉ ở cấp tỉnh với một ngành đặc biệt được chú ý như ngành cảnh sát! Bây giờ, đặt ngược lại vấn đề nếu quả thật có chuyện Trung Tá tỉnh trưởng Phan Văn Khoa "bổ nhiệm" chứ không phải đề nghị bổ nhiệm hay bổ nhiệm tạm thời các chức vụ ở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế thì đây chỉ là chuyện xé rào, một hành động dẫm chân, lộng quyền chứ không có gì vinh hạnh cả.



Thành thử khi viết lại một tác phẩm đại loại như "Biến Động Miền Trung", tác giả rất cần sự thận trọng, vì đây không phải là chuyện hư cấu mà đây là chuyện thật, có nêu tên riêng của từng nhân vật. Nếu tác giả không có cái nhìn chính xác và khách quan, tác phẩm trở thành chuyện tào lao, cố tình sửa lại lịch sử và phủ nhận sự thật. Viết một tác phẩm lịch sử, càng bớt dùng tĩnh từ trong câu cú và nhận định riêng của mình bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu vì chính điều này làm cho người đọc tin tưởng hơn rằng tác giả không nói dối, hoặc ít nói dối.



Nhưng đáng buồn là trong tác phẩm "Biến Động Miền Trung", tác giả Liên Thành phạm phải rất nhiều lỗi lầm, những lỗi lầm khiến độc giả khó tin vào những điều ông nói ra. Ngay cả thời điểm theo buổi binh nghiệp của ông, cũng không có gì nhất định. Bằng chứng là nếu cứ đối chiếu lời lẽ bất nhất và những so sánh "thời của ông" và những nhân vật mà ông nêu ra, người ta có thể nghĩ tác giả Liên Thành có tới 3 năm sinh: 1940, 1943 và 1946. Nhưng chuyện khôi hài là nếu ông sinh năm 1946 thì khi ông vào học khóa 16 trường Bộ Binh Thủ Đức ông mới có 13 hay 14 tuổi? Mà trường bộ binh hay luật động viên không chấp nhận những "thần đồng" quân sự. Người đọc không đủ kiên nhẫn để tính toán tuổi tác theo kiểu này, nhưng khi một người nào đó nghĩ rằng tác giả không nói thật, ưa thổi phồng và nhất là tác phẩm gây đụng chạm mạnh, sẽ có người bực quá ngồi rị mọ tính toán ra những điều mà trong giây phút cao hứng người viết đã phóng tay thiếu thận trọng khi viết về mình. Giây phút cao hứng như tác giả "Biến Động Miền Trung" rất nguy hiểm vì nó thường phản lại ông. Bình thường, thành tích của một người làm tình báo thật thường được những đương sự giấu nhẹm, nhưng nếu phải viết thì cũng phải nghiên cứu rất kỹ ngay cả lý lịch của mình. Nhiều người nói cuộc đời thật ngắn ngủi, nhưng cá nhân, tôi cho rằng cuộc đời mình dài quá và khi đã ở tuổi từ 65 đến 70 rồi, không có cách nào nhớ hết những biến chuyển đã xảy ra trong đời mình, nhất là trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, sổ sách ghi chép đã thất lạc hay cho vào mồi lửa vì sợ CS tìm ra tung tích mất rồi.



Tôi lấy một thí dụ khác ở trang 350 của "Biến Động Miền Trung" khi tác giả viết:



"Tôi ký lệnh bắt giữ mệ Bửu Thân, các mệ trong hoàng tộc xôn xao: Mệ Liên Thành bắt mệ Bửu Thân rồi, Hoàng tộc can thiệp, nhưng... xin lỗi pháp bất vị thân không thể chiều lòng mấy mệ được."



Tôi là một anh Bắc kỳ rau muống nhưng là rể xứ Huế nên cũng biết sơ sơ tại sao người ta gọi người này, nhân vật nọ trong Hoàng phái là mệ. Nhưng khi đọc đến nhóm chữ "Mệ Liên Thành", tôi đã phải tham khảo những người thân trong gia đình bà nhạc tôi và một số người bạn Huế, vì tôi chỉ nghe nói tác giả Liên Thành là cháu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.



Tôi có một ông bạn thân người Huế, dòng Thân-trọng, anh là người suốt đời rong chơi, ít khi nào để ý đến thời sự, nhưng bạn tôi chứa một bụng những nhân vật tên tuổi lẫn không tên tuổi trong Hoàng phái. Khi tôi hỏi anh là tại sao có người trong Hoàng phái mà tên hiệu lại khác nhau, bạn tôi trả lời sau cái cười khịt khịt: “Tau nói mi nghe, cái xứ Huế của bọn tau nói về các dòng họ nổi tiếng thì có đến một ngàn trang cũng không đủ mà nếu có nói thì khi nghe xong mi cũng tẩu hỏa nhập ma mất. Mi chỉ cần biết như thế này, đó là những người trong Hoàng phái bắt đầu bằng chữ (hiệu) Liên thì không phải là dòng chính. Còn cái ông Liên Thành mà mi nói tau biết từ lúc ông ta chưa làm cảnh sát đặc biệt. Nhưng tình hình ở Huế vào những năm từ 1965 đến sau Tết Mậu Thân 1968 mờ mịt lắm, viết loạng quạng thiên hạ cười cho thúi óc.”



Khi còn ngồi ghế trung học ở Chu Văn An, vị giáo sư dạy sử địa chúng tôi là giáo sư Bùi Ðình Tấn cũng đã có lần giải thích về Hoàng tộc từ thời Minh Mạng lên ngôi. Ông bắt chúng tôi ghi và học thuộc bài thơ dưới đây:



Miên hường ưng bửu vĩnh



Bảo quí định long trường



Hiền năng kham kế thuật



Thế thụy quốc gia xương



Hồi đó, học thì chỉ biết học như vậy để có một khái niệm về dòng họ triều Nguyễn. Nhưng khi tác giả Bảo Quốc Kiếm viết cuốn “Huế ơi! Oan nghiệt,” ông giải thích rõ hơn: “...Khi vua Minh Mạng lên ngôi, ông sợ tranh chấp về sau nên đã viết ra một bài Ðế hệ cho dòng vua chính, mười bài Thân phiên cho mười anh em khác.” Bài thơ nói trên chính là bài Ðế hệ được ghi trong Kim sách, nhưng trong đó vì kỵ húy nên chữ Minh đã được đọc trại đi là Miên, chữ Hồng được đọc trại đi là Hường. Ông Bảo Quốc Kiếm còn cho biết dòng của Hoàng Tử Cảnh thì được ghi trong Ngân sách:



Mỹ duệ tăng cường tráng



Liên huy phát bội hương



Lệnh ghi hàm tốn thuận



Vỹ vọng biểu khôn quan



Một vài người Huế không biết hay không nghiên cứu luật lệ của Vương triều thì cứ thấy Hoàng phái thì gọi bằng Mệ, nhưng hầu hết những người hiểu tôn ti trật tự vương triều đều cho rằng những người không phải là dòng vua chính được ghi trong Ðế hệ thì không thể gọi là “Mệ” được. Theo trật tự nói trên thì tác giả Liên Thành là cháu nội Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể mà Cường Ðể cũng chỉ là Hoàng thân thôi nên ngay cả cụ thân sinh ra tác giả cũng không thể gọi bằng mệ được. Người ngoài có thể lầm gọi tác giả Liên Thành là Mệ, nhưng tác giả Liên Thành thì không thể nào lầm. Ông tự gọi ông là Mệ cũng không ai cản, nhưng như thế ngay trong Hoàng phái có thể đã cáo buộc ông là phá luật lệ Vương triều dù rằng triều Nguyễn không còn trị vì nữa.



Thật ra, đây cũng chỉ là một sự vi phạm về luân lý, đạo đức Hoàng tộc nhưng một tác giả viết sách liên quan đến những sự kiện lịch sử như tác giả Liên Thành thì thiết tưởng cũng không nên để cho những sai sót như thế xảy ra. Sai sót nhỏ nhưng nó có thể làm thương tổn nghiêm trọng đến niềm tin của độc giả đối với những điều mà tác giả viết trong sách sau này.



Khi muốn mô tả mình là người không bị ảnh hưởng bởi người thân trong việc thi hành luật pháp dù có sự can thiệp của Hoàng tộc. Tác giả Liên Thành nên nhớ rằng Hoàng tộc đông lắm, phải nói rõ Hoàng tộc đứng ra can thiệp ngăn cản luật pháp gồm những ai, chứ không thể tổng quát hóa trong trường hợp này được vì nó bất công đối với những người trong Hoàng phái nhà Nguyễn, tội cho họ chứ?



Khi đọc Biến Ðộng Miền Trung, tôi cứ ngỡ là tác giả chỉ nói tới rối loạn miền Trung, đặc biệt là tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế-Ðà Nẵng-Quảng Nam từ đầu năm 1966 với các nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ là trung tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Quân Ðoàn I và Quân Khu I, bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn thị trưởng Ðà Nẵng, đại tá Ðàm Quang Yêu tư lệnh Biệt Khu Quảng Ðà và thiếu tá Tôn Thất Tương phụ tá của đại tá Yêu. Nhưng đọc hết cuốn sách, người đọc chỉ thấy phần lớn tác giả Liên Thành mô tả công việc tình báo của ông và đổ lỗi cho một số nhân vật, một số tu sĩ Phật Giáo là Việt Cộng, rồi ông lại còn liên hệ Biến Ðộng Miền Trung vào với vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân ở Huế. Ðể làm gì? Theo tôi, phải chăng chỉ để ông dễ dàng cáo buộc những người mà ông không thích là Việt Cộng hay tay sai, một lối trút trách nhiệm dễ dãi trong khi chính mình làm lỗi hoặc thiếu trách nhiệm?



Quả đúng như vậy, nếu đọc trang 34 của Biến Ðộng Miền Trung người đọc sẽ thấy Liên Thành biểu lộ sự dễ dãi khi cáo buộc người khác:



“Tôi chưng hửng hỏi Trần Văn Rô:



- Chuyện gì vậy?



Rô trả lời:



-Tối hôm qua, mày bắn sập chùa Sư Nữ ở Cầu Lim, gần đàn Nam Giao phải không?



Tôi trả lời:



- Có, tao có gọi pháo binh yểm trợ, vì tụi tao đụng nặng với Việt Cộng, nhưng tụi tao đánh nhau bên kia sông, trong núi, đâu phải bên này. Chuyện này tau vô can. Ðoàn biểu tình kéo về Huế.”



Cái cách viết này là viết tiểu thuyết chiến tranh chứ không phải viết lịch sử. Khi tác giả Liên Thành xác nhận gọi pháo binh bắn yểm trợ, và pháo binh bắn sai tọa độ để làm sập chùa Sư Nữ gây ra một cuộc biểu tình phản đối thì dù trực tiếp hay gián tiếp ông cũng can dự vào vụ này chứ sao lại nói là vô can? Mà khi họ đã biểu tình để phản đối thì họ cần phải có lời giải thích của cấp chính quyền có thẩm quyền là ông quận trưởng chứ đâu lại có chuyện giải tán một cách dễ dàng như vậy. Cuộc hành quân có đụng nặng mà tác giả Liên Thành nói là cuộc hành quân nào, trung tá tỉnh trưởng có biết hay không hoặc ông ta có được báo cáo không?



Và khi về đến quận thì tác giả Liên Thành (lúc đó đang là địa phương quân) đã thấy có hai phái đoàn điều tra của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo và ty cảnh sát có mặt để điều tra. Ông viết:



“Sự việc sáng tỏ. Tôi gọi bắn yểm trợ ở tọa độ 76.... (trục hoành độ) nhưng vì cả pháo đội đang có sòng xì phé đến hồi gay cấn lúc tôi gọi tác xạ, viên thượng sĩ già mắc dịch làm xạ bản tác xạ đang thua bạc hấp tấp viết số 76 thành 70 có tí râu nên trục hoành độ đã rời qua phía Ðông đúng 6 cây số, đạn rơi trúng phóc vào chùa sư nữ ở Cầu Lim. Cũng may chỉ sập nóc chùa, các vị sư nữ đêm đó kéo nhau ra giếng ngoài ruộng tắm giặt nên chẳng ai bị thương tích gì, thật hú hồn.”



Tôi không biết các độc giả khác đọc đoạn mô tả này nghĩ gì, nhưng riêng tôi, một người từng có một thời gian dài từng nằm bờ nằm bụi với lính ở vùng hỏa tuyến khá nhiều, nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến pháo binh diện địa trong vùng trách nhiệm đang có hành quân lại dám coi trời bằng vung nhất là ông thượng sĩ làm xạ bản chỉ do mê bài bạc mà ghi cẩu thả trong khi những những hạ sĩ quan làm xạ bản biết rất rõ rằng “sai một ly đi một dặm.” Ðoạn văn của tác giả Liên Thành có thể khiến cho người đọc phán ngay: “Vô trách nhiệm như thế thì làm sao mà không thua trận, mất nước.” Tuy nhiên, người đọc căn cứ vào những cái sai nho nhỏ trước đây, nên vẫn có thể tự hỏi: liệu có tin được vào những gì ông Liên Thành viết ra không? Ðơn vị pháo binh (pháo đội) ấy là đơn vị nào, sĩ quan pháo đội trưởng là ai mà để cho lính đánh bạc khi trong vùng trách nhiệm đang có hành quân? Ông sĩ quan pháo đội trưởng này có bị kỷ luật không khi vấn đề đã được làm sáng tỏ? Tất cả những câu hỏi vừa kể phải được trả lời rõ ràng: những tắc trách này đã gây hậu quả cho một ngôi chùa đến nỗi gây ra một cuộc biểu tình và khi cuộc biểu tình diễn ra thì dù muốn dù không uy tín của chính quyền địa phương cũng bị sứt mẻ.



Hơn nữa cáo buộc ông thương sĩ làm xạ bản là “mắc dịch” là oan cho ông vì số 70 mà số 0 có tí râu thì có phải là 76 không? Như thế người sĩ quan pháo đội trưởng là người quyết định tác xạ có lỗi chứ đâu phải ông thượng sĩ. Tại sao xạ thủ hay sĩ quan tác xạ không hỏi lại cho chắc ăn.



Chỉ một đoạn ngắn trong cuốn Biến Ðộng Miền Trung cũng đã cho người đọc, nhất là người đọc nào đã từng mặc áo lính, rất nhiều hoài nghi. Thiếu úy Liên Thành chi khu phó đang hành quân bên kia sông mà sao hướng súng tại quay về Cầu Lim. Những ai có đến Huế rồi sẽ phải thấy rằng từ Cầu Lim đến tư dinh tỉnh trưởng Phan Văn Khoa và tòa hành chánh không bao xa chiếu theo đường chim bay và đạn đạo. Chỉ trật một chút đạn có thể dính ngay vào tư dinh tỉnh trưởng hay tòa hành chánh.



Trước đây, tôi đã nhiều lần nói rằng, đừng tưởng viết hồi ký là dễ dàng vì nghĩ rằng mình sống trong hoàn cảnh như thế nào thì viết ra thế. Có gì khó. Nhưng nên biết rằng ngay cả đến các cựu tổng thống Mỹ khi ra khỏi Tòa Bạch Ốc mà cũng có ông đã phải để cả năm sáu năm mới viết xong hồi ký của mình. Ðó là họ đã có sẵn cả bộ biên tập để sưu tra, đối chiếu các văn kiện hầu chứng minh những lời họ nói ra là xác tín. Là tổng thống Mỹ mà nói sai một sự kiện nào đó hay nói khác với những tài liệu còn lưu trữ là một tai họa. Vì thế mà một cựu tổng thống Mỹ viết hồi ký vẫn cần phải phỏng vấn nhân chứng còn sống, vẫn cần đến văn khố quốc gia, vẫn cần đến các thư viện và những ghi chú, ghi nhận của các sử gia tại Tòa Bạch Ốc. Tác giả Liên Thành dĩ nhiên không thể có đủ những phương tiện như các ông cựu tổng thống Hoa Kỳ và vấn đề ông đặt ra trong tác phẩm cũng chỉ quan trọng ở mức giới hạn mà thôi. Tuy nhiên, nếu ông dễ dãi trong việc viết hồi ký để cuối cùng hồi ký trở thành tiểu thuyết với nhiều hư cấu, tại họa sẽ đến với những nhân vật được ông nêu tên trong tác phẩm.



Thời gian tôi mới nhập cư Hoa Kỳ và xuống xin việc làm ở quận Cam, tôi khá ngạc nhiên là trong những cuộc tranh luận về Quốc Cộng tại đây. Người ta hay chế tạo ra những lý lịch để bán trên diễn đàn, một loại lý lịch dựng đứng để bôi bẩn nhau. Chẳng hạn như một số những người đối nghịch nhau đã dễ dãi cho ông A hay bà B là cháu hay con nuôi một nhân vật Cộng Sản nào đó trong Bộ Chính Trị. Người đọc không thể nào có thể phối kiểm những tin tức này là thật hay phịa. Chính vì những tin không được phối kiểm mà vẫn xuất hiện trên một số tờ báo Việt ngữ mà cộng đồng đã có một thời gian xào xáo, mà một khi cộng đồng xào xáo là đục nước béo cò. Người ta tự hỏi: Làm sao mà các tác giả dám viết khơi khơi ông này, bà kia là cháu một nhân vật tai mắt trong chính quyền Cộng Sản chứ ? Câu trả lời là: Dù không thể phối kiểm, nhưng trong cộng đồng vẫn có nhiều người tin. Khi có người tin thì sẽ có người tung tin. Tung tin thất thiệt, nhưng tin thất thiệt đó thuộc loại "chống Cộng" nên nhiều kẻ tung tin dởm lại được hoan hô.



Tôi ngạc nhiên khi đọc trong tác phẩm "Biến động miền Trung" của tác giả Liên Thành lại có quá nhiều mẩu tin không có căn cứ hoặc trong nhiều trường hợp còn sai lạc. Điều đáng nói là những tin này lại liên quan đến một số tu sĩ Phật giáo. Chẳng hạn như trang 284, tác giả Liên Thành viết một đoạn sau đây về Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết:



"Xuất thân từ chùa Phật học Quảng Trị, thường được gọi là điệu Sung hay chú tiểu Sung. Sau đó vào tu tại chùa Tường Vân. Ngôi chùa nằm sau đồi Quảng Tế. Ngôi chùa này chính là nơi tu đạo của ngài Đại Lão Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Giáo Chủ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất".



Nếu tôi không lầm thì tác giả Liên Thành là cháu Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Vì là cháu của đại lão Hòa Thượng nên tôi tin tác giả "Biến Động Miền Trung" cũng là một Phật tử, chỉ khác ông là một Phật tử làm tình báo. Nhưng ông lại phạm một lầm lỗi khiến cho người đọc có thể hiểu rằng ông không biết gì về Phật giáo nên viết sai. Nhiều Phật tử khi được hỏi đều đồng ý với tôi rằng Giáo chủ của Phật giáo là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết chỉ được tôn làm Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà thôi. Tăng Thống không phải là … Giáo Chủ. Chỉ hai chữ thôi cũng đã chứng tỏ rằng những gì mà tác giả nói đến trong thế giới tình báo của mình có đáng tin hay không. Chưa hết, tuy muốn cáo buộc Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết thân Cộng nhưng không dám, một phần vì ngài là người thân của mình, phần khác không có bằng chứng gì rõ rệt nên tác giả Liên Thành dùng một phương pháp khác: Dính liền ông tu sĩ Thích Chánh Trực, một người trong phong trào tranh đấu của Phật giáo vào là "yên chuyện". Những ai không rành về những tu sĩ Phật giáo ngoài Huế sẽ tự hỏi: "Thích Chánh Trực là ai?". Tác giả Liên Thành mô tả Thích Cánh Trực như sau trong "Biến Động Miền Trung":



"Thích Chánh Trực có nét mặt và dáng dấp của tên thảo khấu giang hồ, nhưng lại có tài ăn nói hùng biện, thu hút quần chúng. Thích Chánh Trực là truyền nhân của Thích Trí Quang, cũng là cơ sở của Hoàng Kim Loan trong công tác tôn giáo vận. Mọi cuộc biểu tình của Phật giáo tổ chức chống đối chính quyền, hắn là nhân vật chính, hướng dẫn, sách động. Thích Chánh Trực là đảng viên đảng Cộng Sản do Hoàng Kim Loan kết nạp".



Vâng, chỉ gồm một ít giòng thôi, nhưng đoạn văn nói trên chứa đựng những điều cực kỳ quan trọng vì nó có dính đến danh tánh của Thượng Tọa Thích Trí Quang (chức vụ vào thời trước) và tên một tình báo viên Cộng sản là Hoàng Kim Loan. Thắc mắc của tôi là: Liệu tác giả Liên Thành có tìm mọi cách để chứng minh nhân vật Hoàng Kim Loan không phải là nhân vật hư cấu hay không? Vào thời điểm này, các nhân chứng quan trọng trong ngành cảnh sát đặc biệt hay trung ương tình báo còn sống cũng khá nhiều và đang định cư ở Mỹ khá đông, không thấy tác giả Liên Thành trưng ra nhân chứng. Có một vị tướng chỉ huy ngành tình báo của VNCH là tướng Nguyễn Khắc Bình thì chỉ đến dự lễ ra mắt cuốn "Biến Động Miền Trung" với những nhận xét "áo thụng vái nhau" chứ không có thêm dẫn chứng nào để củng cố cho những nhân vật mà tác giả Liên Thành đề cập đến trong tác phẩm.



Viết hồi ký liên quan đến ngành tình báo, đề cập đến những nhân vật rất tiếng tăm, gán cho họ là Cộng Sản hay thân cộng mà không hề đối chiếu với những tài liệu khác, tôi nghĩ trừ phi là Cậu Cẩn thứ hai ở Miền Trung thì tác giả Liên Thành mới dám như thế, chứ còn một tác giả viết lại hồi ức lịch sử thì không ai dám khinh xuất như thế cả.



Trong tất cả những tài liệu mà tôi được đọc về biến động ở Miền Trung khoảng giữa thập niên 60, từ thời gian trước 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, tôi thấy có có cuốn "Huế ơi! Oan nghiệt" của ông Bảo Quốc Kiếm tương đối nhiều chi tiết và có dữ kiện có giá trị đối chiếu tốt. Bỏ ngoài những lời lẽ phản bác của tác giả, dữ kiện mà ông đưa ra có thể tin được. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách nhìn còn nhiều chủ quan của tôi, các độc giả có thể có những kết luận riêng cho mình. Nhưng dù sao các độc giả cũng nên biết những chi tiết mà ông Bảo Quốc Kiếm đưa ra về tu sĩ Phật giáo Thích Chánh Trực để từ đó độc giả và Phật tử có thể đối chiếu với những gì mình biết về Phật giáo ở Huế.



"Thích Chánh Trực ít học, hai anh em ông vào chùa tu từ lúc nhỏ. Sau đó người anh bị bệnh qua đời. Ông học lên và được học nội điển ở chùa Báo Quốc, là đệ tử chùa Kim Tiên, không hề và chưa hề bao giờ học riêng với ông Trí Quang, nói chi đến chuyện truyền nhân...:



Ông Thích Chánh Trực đối với các vị lãnh đạo Phật giáo lúc ây là hàng hậu học, ông không có chức vụ gì trong giáo hội trung ương cả. Đại Đức Thích Chánh Trực không hề ở chùa Tường Vân vì tổ đình của ông là Chùa Kim Tiên. Nhưng tại sao nhà tình báo Liên Thành lại viết rằng Hoàng Kim Loan đã được ông Thích Chánh Trực đưa vào ngụ với y ở chùa Tường Vân, khoảng trên một năm?”



Trong một đoạn khác nơi trang 206, tác giả Liên Thành viết:



“ Thích Chánh Trực trù trì chùa Tường Vân và hàng ngàn cơ sở nằm trong khuôn hội tại 13 quận thuộc Thừa Thiên và Huế để thi hành công tác khuấy động chính trị gây xáo trộn và rối loan tại Miền Trung và Thừa Thiên-Huế"



Tác giả "Huế ơi ! Oan nghiệt" cho rằng tất cả những nhận định của ông Liên Thành về Thích Chánh Trực đều sai, sai cố ý. Dễ hiểu nhất theo ông Bảo Quốc Kiếm là hầu hết đệ tử chính của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết đều bắt đầu bằng chữ CHƠN (trừ ông Minh Châu) trong đó có chú và anh của tác giả Liên Thành. Tôi không tin rằng ông Liên Thành không biết điều này khi ông đặt bút viết cuốn hồi ký "Biến Động Miền Trung", nhưng sở dĩ tác giả Liên Thành khơi khơi phóng bút cho ông Thích Chánh Trực vào ở Chùa Tường Vân và cho ông Thích Chánh Trực đem Trung tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan vào ở chung trong chùa hơn một năm, vậy thì trụ trì Chùa Tường Vân là Việt Cộng chứ là gì nữa? Nhưng kẹt cho tác giả Liên Thành "Ôn Tường Vân" lại chính là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Vì vậy một vấn đề được đặt ra: Có phải do không thể đổ cho Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là Việt Cộng ông dùng tu sĩ Thích Chánh Trực để gián tiếp cáo buộc người sau này trở thành Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN là Cộng Sản?



Tôi nhắc tới vấn đề có tính chất tôn giáo này ra không phải để tranh luận về tôn giáo, nhưng vì trong cuốn "Biến Động Miền Trung", tôi chỉ tìm thấy những lời lẽ cáo buộc của tác giả chứ không phải lời lẽ của người kể lại những gì mắt thấy tai nghe như tác giả nói.



Hồi đầu tháng 5 năm nay, khi mà cuốn "Biến Động Miền Trung" đang gây ra cuộc tranh cãi nặng nề tại Little Saigon, có một tài liệu được luân lưu trong khối Phật tử gốc Việt tại quận Cam xuất xứ một huynh trưởng gia đình Phật Tử kỳ cựu ở Huế là ông Lê Công Cầu. Trong tài liệu, ông Cầu nói tới nhiều vấn đề, nhưng một trong những điều được chú ý nhiều, đó là ông Cầu chứng minh tác giả Liên Thành không phải là người có tinh thần "pháp bất vị thân" như ông nói khi ông bắt giam mấy Mệ ở Huế. Ông Lê Công Cầu trích dẫn một đoạn sau đây của tác giả Liên Thành trong tác phẩm "Biến Động Miền Trung":



"Cuối cùng với trách nhiệm của một Phật tử, tôi phải đặt đức công bằng lên trên tất cả những tai tiếng của các lãnh đạo tôn giáo của đạo mình, mà ngay chính cá nhân tôi trong chỗ riêng tư, phần nào cũng muốn giấu bớt, vì xấu hổ..."



Cá nhân, tôi cho rằng đây chỉ là trò bịt mắt độc giả của những người viết hồi ký để biện minh hay tự đánh bóng mình khi nhìn nhận lỗi lầm là giấu bớt bê bối trong đạo để... đỡ xấu hổ. Nhưng kẹt là tác giả Liên Thành không giấu cho người ngoài mà lại giấu cho anh ruột của mình. Tác giả Liên Thành chắc chắn không muốn nói ra, nhưng ông Lê Công Cầu đã nói ra:



"Ông (Liên Thành) muốn giấu chuyện gì đây. Phải chăng ông đã giấu vai trò của Đại Đức Thích Chơn Kim (đệ tử Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết), thế danh là Nguyễn Phúc Liên Phú, anh ruột của Trưởng Ty Cảnh Sát Liên Thành. Liên Thành đã để Đại Đức Thích Chơn Kim ra ngoài danh sách phản loạn trong Biến Động Miền Trung, không hề qui tội phản loạn hay Cộng Sản cho Đại Đức dù ông là nhân vật cốt cán của cuộc tranh đấu đưa Bàn Phật Ra Đường năm 1966. Trong cuộc tranh đấu này, Đại Đức Thích Chơn Kim là đặc ủy Thanh Niên của Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Thừa Thiên thay thế Đại Đức Thích Chánh Trực được bổ nhiệm ra Quảng Trị lãnh đạo phong trào đấu tranh"



Đây là chuyện cũ xảy ra cách đây 44 năm, khi ngồi viết lại lẽ ra tác giả cần phải nói ra ngay những hành động khuất lấp của mình khi muốn chứng minh mình là người thành thật. Tác giả Liên Thành là người cầm bút tất hiểu hơn ai hết điều đó. Nhưng cho đến bây giờ mà ông còn giấu thì quả thật cũng là điều lạ. Chỉ cần ông giấu cho anh ruột của mình thôi, người đọc và nhất là giới Phật tử làm sao tin được vào những điều ông viết ra về những người khác. Một hồi ức, tài liệu tình báo mà không đối chiếu đã khó thuyết phục độc giả rồi, nay lại thêm những điều giấu diếm cho người ruột thịt của mình sao gọi là công bằng lịch sử?



Tôi không có liên hệ bằng hữu gì với tác giả Liên Thành, tôi cũng không hề biết gì về ông ngay cả thời gian ông đã được cử nhiệm vào ghế Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên thành phố Huế mà chỉ nghe tiếng ông khi phải ra công tác ở ngoài Huế. Phần lớn những người nói đến “tiếng tăm” của ông là các đồng nghiệp của tôi trong Ðài Phát Thanh Huế. Tôi cũng chỉ biết nghe họ nói thôi, chứ Liên Thành chẳng phải là nguồn tin nên cũng không tìm hiểu về ông làm gì. Một người bạn vong niên của tôi là nhà văn Ðỗ Tấn một lần từ Huế vào thăm tôi ở Ðài Phát Thanh Ðà Nẵng khoảng tháng 4 năm 1966 đã nói về Phó Trưởng Ty CSÐB Liên Thành: “Mi không biết hắn đâu, nhưng đã là dân Huế thì phải biết Liên Thành. Tau không hiểu sao một đứa miệng bô lô ba loa như thế mà lại cử hắn làm cảnh sát đặc biệt được. Chi lạ thiệt!”



Sau này tôi gặp lại Ðỗ Tấn ở trong trại cải tạo Hàm Tân Z-30C năm 1976. Tôi hỏi ông: “Em nghe nói anh bị chính quyền Huế lên án là Việt Cộng nằm vùng, sao cũng vào đây?” Chúng tôi cười vang. Trong hơn một năm tù chung với nhau trước khi tôi bị chuyển trại, chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều về những biến động tại miền Trung năm 1966. Ðỗ Tấn gần như một cuốn tự điển về tình hình chính trị, đảng phái, tôn giáo ở Huế. Ông khuyên tôi: “Sau này có dịp viết lại biến cố này, cố gắng bỏ cái tinh thần dân vận của mi đi. Chiến tranh đã kết thúc rồi, cuối cùng chỉ những thằng như chúng mình chết mà thôi, nhớ nhé, phải duyệt lại hết những giá trị mà bọn mình từng phải suy nghĩ theo một chiều hướng định sẵn, phải nhân bản và dân tộc hơn mới mong thắng được đám này (Cộng Sản).”



Tôi cứ thắc mắc mãi và tự hỏi tại sao đàn anh Ðỗ Tấn lại nói như vậy, nhưng khi sang định cư ở Hoa Kỳ thì tôi hiểu. Sự cẩu thả của một số tác giả viết hồi ký để tự biện minh cho mình đã khiến cho lịch sử chính trị cũng như cuộc chiến Việt Nam bị sửa chữa khá nghiêm trọng. Tôi nghĩ là lúc tác giả Liên Thành viết hồi ký “Biến Ðộng Miền Trung” thì một cuốn sách khác của một nhà sử học và đồng thời là một nhà nghiên cứu người Mỹ, giáo sư Andrew Wiest, có nhan đề “A Viet Nam's Army Forgotten” (tạm dịch Một Quân Ðội Bị Lãng Quên) cũng đã được ấn hành. Trong cuốn sách đó, tác giả viết rất kỹ về chuyện Ðại Ðội Hắc Báo của ông Trần Văn Huế phải đổ máu như thế nào để hạ lá cờ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” xuống khỏi kỳ đài ở Ngọ Môn. Tại sao tác giả không tham khảo cuốn sách hay phỏng vấn những cựu sĩ quan, binh lính của Ðại Ðội Hắc Báo hay truy cứu các tài liệu khác mà để đến nỗi phóng bút trong trang 90 của “Biến Ðộng Miền Trung” như thế này:



“Khoảng 6 giờ sáng, sương mù chưa tan, trời trở lạnh và thấp, nhìn về kỳ đài Phú Vân Lâu, Huế bật khóc trong nghẹn ngào, lá quốc kỳ không còn nữa, mà thay vào đó một lá cờ gồm 3 mảnh, hai mảnh hai bên là mầu xanh nhạt, mảnh giữa mầu đỏ, ngay ở giữa mảnh đỏ là ngôi sao vàng.



“Dân Huế cứ ngỡ là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thật tình không phải. Cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ có hai mảnh, mảnh mầu xanh nhạt và một mảnh mầu đỏ, và ở giữa có ngôi sao vàng.



“Lá cờ mà bọn Việt Cộng treo ở đài Ngọ môn là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình của ông chủ tịch Lê Văn Hảo và ông phó Chủ tịch Thích Ðôn Hậu, chánh đại diện Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh.”



Xin lỗi tác giả Liên Thành, chánh đại diện là chánh đại diện Miền Vạn Hạnh chứ không thể nào là “chánh đại diện Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh được.” Ông không “thông” tổ chức Phật Giáo mất rồi. Hơn nữa, ông cũng biết thời đại này không phải là thời đại của cái xã hội bưng bít ở miền Bắc, cũng không phải là cái xã hội đầy cường hào ác bá và sự lấn lướt của tinh thần quân phiệt ở miền Nam Việt Nam thập niên 1960. Ông đang sống trong một đất nước hoàn toàn tự do, giữa một cộng đồng đầy những nhân chứng sống về cuộc chiến đã qua, giữa một kỷ nguyên mà sự phát triển kỹ thuật điện tử giúp những người cầm bút đủ mọi thứ tài liệu cần thiết, làm sao mà ông lại có thể lầm lẫn được lá cờ của Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình và lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được? Hơn nữa là người Huế, tác giả Liên Thành phải hiểu rằng ở Huế 6 giờ sáng mà có sương mù, trời lại thấp thì người sau cách người trước 3 thước cũng như mù, nên chắc tác giả phải có “mắt thần” thì mới nhìn thấy là cờ và phân biệt được mầu sắc trên lá cờ ấy. Ông không thể đứng gần kỳ đài Ngọ Môn 3 thước được, Việt Cộng chúng sẽ bắn ông lòi ruột hay bể gáo. Cho nên ông phải đứng xa để nhìn. Khi mình không chắc chắn thì không nên viết, nó sẽ làm mất uy tín của chính ông.



Phú Vân Lâu không có kỳ đài mà kỳ đài đó ở Ngọ môn. Một học sinh tiểu học ở Huế cũng biết như thế, nhưng các phóng viên, nhất là phóng viên ngoại quốc rất hay lầm lẫn. Lẫm lẫn kỳ đài thì còn có thể tha thứ, nhưng lầm lẫn về cờ của Mặt Trận Giải Phóng thì khó tha thứ. Ở trang 382, tác giả Liên Thành lại dễ dãi “tương” thêm một lý luận của ông:



“...Và ngày 20-12-1960, Hà Nội cho thành lập Mặt Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, từ đó cho tới ngày hôm nay, mọi hoạt động của Hà Nội đều núp bóng dưới lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đó là lá cờ có 2 mầu đỏ và xanh nhạt, giữa có ngôi sao đỏ.



“Che giấu không để lộ hành tung và ý đồ xâm lăng Miền Nam Việt Nam, bất cứ nơi đâu, tại các diễn đàn quốc tế, Hà Nội thường chối bỏ sự hiện diện của binh lính, cán bộ ngoại nhập từ Miền Bắc xâm nhập hoạt động tại Miền Nam thì nay họ không dại gì mà treo cờ của họ tại quận 3 thị xã Huế, một hành động vạch áo cho người ta xem lưng, tự đi tố cáo mình...”



Chỉ cần đọc đoạn văn này, một người không cần phải làm tình báo cũng có thể bắt chước cách lập luận như con vẹt này. Truyền đơn của các cán bộ thông tin xã ấp vào thời đó lẫn các tuyên cáo ngày hôm nay đầy rẫy những câu văn như của tác giả Liên Thành viết. Ðã thế ông Liên Thành còn lười biếng không kiểm tra sự thống nhất trí nhớ của mình khi mô tả các loại cờ quạt của phía Cộng Sản. Trang 90 ông viết cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ có hai mảnh, một mảnh mầu xanh nhạt, một mảnh mầu đỏ, giữa có ngôi Sao Vàng. Nhưng đến trang 382 thì sự cẩu thả của tác giả Liên Thành lên đến cao độ khi ông đổi Sao Vàng thành Sao Ðỏ. Tác giả Liên Thành chắc không coi điểm này là quan trọng, nhưng đồng hương, nhất là đồng hương Huế của ông sẽ trách cứ những nhà lãnh đạo đệ nhị Cộng Hòa: “Cử một ông như thế này làm Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt, rồi Trưởng Ty Cảnh Sát thì cần gì phải hỏi tại sao chúng ta thua trận.” Ông muốn Vàng thì nó là Vàng, ông muốn Ðỏ thì đó là Ðỏ. Tác giả Liên Thành từng nhấn mạnh ông phải viết lịch sử, phải nói ra sự thật vì ông sợ đám lưu manh chúng bẻ cong lịch sử! Chứng cớ là trong lời giới thiệu cuốn “Biến Ðộng Miền Trung” của tác giả Liên Thành có đoạn:



“Thấy có những chuyện không minh bạch, tác giả Liên Thành rất trăn trở trong lòng. Và rồi lương tâm của một người công chính thúc đẩy, ông quyết định kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc chính ông vì công vụ đã trực tiếp tham gia vào những sự kiện đó, hoặc chính ông là đạo diễn.”



Như vậy, người ta sẽ phải giải thích ra sao về những sai sót hay phịa khi viết chuyện lịch sử như tác giả Liên Thành. Những sai sót và ấu trĩ đó là do ông đạo diễn hay chính đó là sự thật về khả năng của ông? Tác giả Liên Thành còn không biết hay giả vờ không biết là mình sai toét, ông lại còn lên lớp về chính trị để hạ nhục ông Thiếu Tá Quận Trưởng Quận 3 thành phố Huế. Tôi không biết người sĩ quan này hay bạn bè trong quân đội của ông còn sống không và có cái may mắn được định cư ở Mỹ không. Nhưng nếu ông hay bạn đồng ngũ của ông còn sống thì cũng nên lên tiếng để gởi cho tác giả Liên Thành một bài học về tình đồng đội, bài học về cậy thế lạm quyền. Chính sự dốt nát, cạy thế lạm quyền trong một thiểu số các viên chức “nhảy bàn độc” trong thời đệ nhất cũng như đệ nhị Cộng Hòa đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.



Nhiều người cho rằng sự lầm lẫn nói trên của tác giả là cố ý để cột Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu vào guồng máy đảng Cộng Sản. Nhưng chính dữ kiện trước “chửi bố” dữ kiện sau cho nên nó mới phơi bày ra cái hậu ý của tác giả Liên Thành khi viết “Biến Ðộng Miền Trung” và khi liên kết những dữ kiện biến động miền Trung vào cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân của Cộng Sản Bắc Việt vào Huế. Nếu tác giả Liên Thành chỉ kể tổng quát câu chuyện như mọi người đều biết thì không có vấn đề gì. Ðàng này ông còn ghi biên niên thời sự, nói rõ là cuộc tổng tấn công vào Huế bắt đầu từ 2 giờ 33 phút. Nhưng trong một câu khác về cờ quạt của Cộng Sản thì ông lại ghi là 6 giờ sáng chúng đã treo cờ lên kỳ đài chính ở Hoàng thành trước Ngọ Môn. Nếu Cộng Sản Bắc Việt có phép tàng hình thì không nói làm gì, nhưng nếu họ là những người thường, người trần mắt thịt thì đúng là tác giả Liên Thành đạo diễn vụ này như lời giới thiệu cuốn sách, phải không? Tác giả Liên Thành nhớ một điều quan trọng này: Cộng sản chiếm Huế 25 ngày, gây ra bao nhiêu tang tóc với trên 5,000 người bị giết và chết tức tưởi. Lỗi ở ai nếu không phải là những nhà lãnh đạo quân sự và an ninh hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên và Huế. Cho nên, khi tác giả cố gắng dùng những câu chuyện tình báo không có gì rõ ràng, nhất là chuyện đã qua đi 44 năm rồi mà không có đối chiếu, không có tài liệu dẫn chứng để cáo buộc các nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo Phật Giáo trong hai cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo thời Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, chắc chắn tác giả sẽ gặp rất nhiều phản ứng. Chuyện tình báo chỉ có Liên Thành biết trong khi những đối tượng mà ông cáo buộc đều như những quyển sách mở lớn trước mắt mọi người.



Ðã từ lâu, trong cộng đồng gốc Việt của chúng ta, không thiếu những người hay có thói quen mỗi khi nói đến những biến động chính trị ở miền Trung là nghĩ ngay đến những nhà sư tranh đấu. Làm như họ là những người gây ra những phiền toái, những rắc rối cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Trung. Trong khi cứ mỗi năm đến ngày 1 tháng 11 thì chuyện hai anh em ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu bị giết chết trong cuộc đảo chính được khơi dậy là một lỗi lầm nghiêm trọng của phe đảo chánh, nhưng người ta lại lờ đi một điểm lịch sử quan trọng: ai gây ra những cái chết cho những Phật tử biểu tình đòi tự do tôn giáo ở Huế? Một vụ nghiêm trọng như thế sao vị tổng thống được coi là anh minh của Ðệ Nhất Cộng Hòa không cho mở cuộc điều tra độc lập, tìm ra thủ phạm và truy tố đích đáng trước tòa án? Những điểm không công bằng này lẽ ra phải được các tác giả viết về biến động miền Trung tìm kiếm tài liệu, sưu tra, phỏng vấn nhân chứng còn sống để nói lại cho rõ, giở lại những trang sử u ám cũ để tìm ra sự thật thay vì dễ dãi đổ lỗi cho Việt Cộng và nhắm vào những nhà sư Phật Giáo nào không chịu cúi đầu trước những bất công tôn giáo, xã hội và ngay cả chính trị ở miền Nam Việt Nam. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân cho thấy tại sao tác giả “Biến Ðộng Miền Trung” lại có những điều nghịch lý, sai sót, phơi bày ra những nhận định cẩu thả và thiếu hiểu biết về nội tình Huế và Ðà Nẵng vào thời điểm giữa thập niên 60.



Cái kỵ nhất của một người viết chuyện lịch sử là đổ lỗi để đánh bóng tên mình, xí xóa trách nhiệm. Ngay từ Tết Mậu Thân, đài Saigon bị đánh sập, chúng tôi phải di tản đến làm việc tại một đài dự phòng ở Trung Tâm Phát Tuyến Quán Tre nhờ vào một kế hoạch sáng suốt của người chỉ huy trực tiếp chúng tôi là Trung Tá Vũ Ðức Vinh. Ông thiết lập hệ thống dự phòng và hệ thống báo động khi đài trung ương bị chiếm cũng như kế hoạch di tản chúng tôi đến chỗ an toàn để tiếp tục giữ tiếng nói quốc gia vì ông không bao giờ tin vào hai chữ “hưu chiến” của Việt cộng. Nhưng trong chốn riêng tư ông vẫn trách chính phủ trung ương và cả những chính phủ địa phương đã cả tin đến mức “bị lừa cả đám”, nói theo ngôn ngữ thân mật giữa ông và chúng tôi.



Trách cứ của ông không phải vô lý. Trong lúc chúng tôi, những phóng viên trẻ còn nhiều lý tưởng vào thời điểm đó cố gắng làm cho dư luận thế giới hiểu cuộc tàn sát tại thành phố Huế của Việt cộng thì không một giới chức chính quyền hàng đầu nào của VNCH lên tiếng xin lỗi dân chúng, không một tướng lãnh hàng đầu nào tại vùng I Chiến Thuật chịu đấm vào ngực “lỗi tại tôi mọi điều” trước công chúng Huế. Ngược lại một số người còn không giải thích nguyên nhân tại sao Việt cộng đánh vào và chiếm thành phố Huế dễ dàng như vậy. Hơn thế nữa chúng còn chiếm thành phố đến 25 ngày và phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, xương máu mới đẩy được chúng ra sau khi đã để lại những mồ chôn tập thể với lối giết người của thời trung cổ. Biết bao nhiêu sách, tài liệu viết về Tất Mậu Thân, nhưng chỉ lên án Việt Cộng vi phạm ngưng bắn và chỉ ngón tay vào những sinh viên học sinh, tu sĩ Phật giáo. Tuyệt nhiên, không thấy tài liệu nào đặt vấn đề trách nhiệm về an ninh vào những viên chức chính quyền và quân sự cấp vùng, cấp khu hay tỉnh. Việc thay đổi một vài chức vụ chẳng nhằm nhò gì. Những thành phần bị thay thế có khi lại còn “vồ” được những chỗ tốt hơn.



Không ai phủ nhận rằng trong “Biến Ðộng Miền Trung” có thể có bàn tay của Việt cộng, nhưng không phải tất cả. Nhưng nếu như có một thiểu số bị ảnh hưởng Cộng sản, bị giựt dây sao ngành an ninh Huế không làm cho rõ chuyện và đưa các thành phần này ra tòa án quân sự mặt trận. Tôi xin trích vài đoạn liên quan đến vấn đề này trong “Biến Ðộng Miền Trung” của tác giả Liên Thành:



Trên trang 81 ông viết:



“Không còn kịp nữa đâu anh Xuân, ông Ty (trưởng ty) không cho lệnh cấm trại, đó là quyền của ông ta, tôi là người chỉ huy trực tiếp lực lượng CSÐB, tôi cho lệnh lực lượng cảnh sát đặc biệt cấm trại cũng đúng vậy. Ðã quá muộn rồi, anh gắng gọi anh xem, được chừng nào hay chừng đó. Tôi chịu trách nhiệm chuyện này”



Hay trên trang 82:



“Phải nói rõ một sự thật để giải tỏa những thắc mắc; tại sao khi Việt cộng bắt đầu nổ súng tấn công, bọn chúng đi vào chỗ không người. Vì thành phố và vòng đai an ninh thành phố hầu như đã bỏ trống. Nhiều nút chận ra vào thành phố đã bỏ trống, những nơi khác thì chỉ một vài anh em cảnh sát đứng co ro trong cơn gió lạnh của buổi tối mùa Ðông. 1 giờ khuya ngày mồng 2 Tết Mậu Thân, Huế vẫn còn bình yên”.



Viết về an ninh của Huế trước Tết Mậu Thân mà tác giả Liên Thành dám hạ bút như thế này thì rõ ràng ông đi vào đường cụt rồi ông ơi! Này nhé, vẫn theo lời lẽ ông viết trong “Biến Ðộng Miền Trung” thì lực lượng cộng sản tấn công vào Huế không phải là một... tiểu đội mà là 10,000 quân với đầy đủ vũ khí. Ngoài ra, ông còn viết rõ rằng ông đã biết ngày 25 tháng 12 năm 1967, Bộ Chính Trị đảng Cộng sản đã họp để quyết định tấn công... thế mà ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay ông Phó Nguyễn Cao Kỳ, ông tướng cầm đầu Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt VNCH và ngay cả ông tướng cầm đầu ngành Cảnh Sát Quốc Gia đếch biết gì thì kể cũng lạ thật. Tôi nói như thế bởi vì nếu họ được một ông làm tình báo đầy tài nghệ như Thiếu tá Liên Thành mà báo cáo với những tin tức xác tín như ông kể thì chắc họ không về quê vợ vui xuân đâu.



Hơn nữa ngay cả cái ty cảnh sát mà ông là phó cũng không được ông báo cáo hay có báo cáo mà họ cho rằng không phải là tin A-1 cho nên đã cho nhân viên đi phép hết? Chuyện này, tác giả Liên Thành phải giải thích thật đầy đủ và với chứng cớ thật rõ ràng khi ngày nay ông lật lại đống hồ sơ cũ. Ông không nên tin vào trí nhớ của ông khi chuyện xảy ra đã hơn 40 năm, VNCH lại phải trải qua bao nhiêu biến cố. Lẽ ra, khi ngồi vào cái ghế Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và thành phố Huế được rồi, tác giả Liên Thành có dư điều kiện để lật lại hồ sơ này để trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng vì cớ gì mà ông không dám làm chuyện đó để đến nỗi ngày nay khi đã tan tác, đã thất thế, đã phải bỏ chạy sang đất nước này, tác giả lật lại hồ sơ mà chỉ có tác giả biết chứ ngay cả những nhà lãnh đạo hàng đầu của VNCH cũng không biết gì.



Ai cho 10,000 quân CSBV vào Huế như chỗ không người? Sư Ðoàn 1 Bộ Binh ở Mang Cá dưới quyền điều khiển của một danh tướng, Ðại Ðội Hắc Báo, tiểu khu Thừa Thiên, tỉnh đoàn Xây Dựng Nông Thôn, Ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên và Thành Phố Huế, Quân Trấn đều ở trong thành phố Huế cả. Ai cho phép chúng đi như vào chỗ không người trừ phi tất cả đều nhắm mắt? Trong lúc đó, có ông Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt biết tất cả mọi chuyện tại Bộ Chính Trị Trung Ương đảng Cộng sản thì lại không dùng vào đâu được để đến ngày nay ông nghênh ngang viết cáo trạng:



“Bọn họ (Cộng sản) từ vùng núi phía Tây tràn vào Huế, họ là 'quân đội nhân dân', là 'quân giải phóng' là những tên cơ sở nằm vùng, là những kẻ trí thức, giáo sư , sinh viên đã một thời theo giặc, theo ông Trí Quang, trong phong trào đấu tranh Phật giáo vào năm 1966, thoát lên mật khu, nay theo lệnh của Hồ Chí Minh, của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam trở lại Huế, với gươm đao, búa liềm, với AK-47, với B-40, bắn sập thành phố, thẳng tay chém giết hàng loạt dân lành vô tội, để trả mối hận xưa...( trang 89)



Có nhiều cách nhìn người viết ra đoạn văn này. Nhưng chính yếu vẫn là hai cách. Một là nếu tác giả trích dẫn được một vài “tên” đã theo ông Trí Quang, hoặc vài tên đã một thời theo giặc thì đoạn văn này sẽ có một giá trị lịch sử. Hai là nếu tác giả chỉ nói bâng quơ như trên thì ông ta chỉ là một anh phét lác, học mót được cách nói năng của một vài du kích xã của Việt Cộng trước đây mà thôi. Tình hình ở Huế lúc đó, theo lời kể lại của nhiều nhân chứng sau này tôi được nghe thì phần lớn những “tai to mặt lớn” vào cỡ ông Phan Văn Khoa tìm cách trốn tránh chứ đánh đấm gì nữa. Tôi sợ rằng ngay cả ông Liên Thành lúc đó cũng đã tìm cách đi trốn và tá túc một nơi nào đó rồi. Bốn mươi hai năm sau, tác giả Liên Thành viết hồi ký ở nước Mỹ, ông đành phải “lên gân” cho thêm phần long trọng và để làm hài lòng những người muốn ông viết theo kiểu này.



Khi muốn xác định giá trị của một tác phẩm, nhất là tác phẩm chính văn, người ta không có cách gì khác hơn là phát giác những “bóng tối” trong những tác phẩm ấy. Bóng tối ấy là gì ? Nó bao gồm những vấn đề được đặt ra mà không có những chứng cớ cụ thể, trích dẫn những lời lẽ riêng tư giữa tác giả và nhân chứng đã qua đời (bởi vì người chết không biện minh được), tổng quát hóa những vấn đề cần được trình bày chi tiết với những nguồn tin đáng tin cậy, lên án những cá nhân mà họ không có cơ hội biện minh... Một tác phẩm có nhiều “bóng tối” là một tác phẩm ít giá trị.



Larry Berman khi viết về tình báo viên Phạm Xuân Ẩn trong cuốn “Perfect Spy” đã phải dùng hàng ngàn tài liệu khác nhau và phải phỏng vấn cho được nhân vật chính cũng như phụ trong tác phẩm. Andrew Wiest muốn viết tác phẩm “Viet Nam' s Army Forgotten” đã phải liên lạc được với gia đình ông Trần Ngọc Huế (Hắc Báo) và phải tìm cách đem được ông Phạm Văn Ðính, người đã đem cả trung đoàn ra đầu hàng CSBV, từ Việt Nam qua Texas để phỏng vấn trong hơn một tháng trời ở Texas chỉ để cho tác phẩm của mình được công bằng giữa hai phản diện: anh hùng (Trần Ngọc Huế) và phản bội (Phạm Văn Ðính) trong bối cảnh bế tắc của chiến tranh Việt Nam.



Nhân vật được coi là cái đinh trong tác phẩm “Biến Ðộng Miền Trung” là các nhà sư Phật giáo Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu và Thượng Tọa Thích Trí Quang. Nhà sư Tịnh Khiết và Ðôn Hậu thì đã không còn trên cõi trần gian, còn Thượng Tọa Thích Trí Quang, người từng được tuần báo Time cho mô tả là người “làm rung rinh nước Mỹ” thì nay không còn muốn và không còn khả năng nói năng gì đến chuyện trần tục nữa. Nhưng những tài liệu được cả báo chí thế giới và báo chí tại VNCH nói tới rất nhiều. Ðời của ông là một cuốn sách rất dầy mở ra công khai trước mắt mọi người và điều quan trọng nhất là những nhà báo Mỹ đã tìm cách chứng minh với dư luận rằng nhà sư Thích Trí Quang không phải là cộng sản. Nhà báo Ngụy Vũ trong một show phỏng vấn tác giả Liên Thành trên Ðài Little Saigon Television đã trích một đoạn của tuần báo Time liên quan đến một câu trả lời của ông Trí Quang cho thấy ông không chấp nhận chế độ Cộng sản để hỏi ông ta nghĩ thế nào về nhận định này thì ông nói là ông không tin Mỹ. Ông không tin Mỹ là quyền của ông nhưng anh nhà báo viết về ông Trí Quang liệu có phịa ra như tác giả Liên Thành không. Anh ta có gặp Thượng Tọa Thích Trí Quang và phỏng vấn. Nếu anh ta tường thuật sai thì ông Trí Quang đã cải chính rồi !



Và một vấn đề đặt ra là trong suốt thời kỳ từ Ðệ Nhất đến Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa một nhân vật nào dám bảo và trưng ra được những bằng chứng Thượng Tọa Thích Trí Quang là Cộng sản để bắt giam ông. Tuy thế, một ông Phó Trưởng Ty Cảnh Sát như Liên Thành vẫn cứ như con ngựa thồ đã ráp cái ba trá vào mắt rồi. Trong một cuộc hội thảo, Liên Thành nói:



“Tố Hữu cũng như các cán bộ Cộng sản có rất nhiều tên. Thí dụ Trần Mậu Huyên có tên là Nguyễn Ðình Bảy, tự Bảy Lanh... Chính miệng Tố Hữu nói ra năm 2000. Tôi nói theo tài liệu lưu trữ tại Ty Cảnh Sát. Sở Liêm Phóng nói về Thích Trí Quang theo đảng Cộng Sản tại mật khu Lương Miêu-Dương Hòa cách Huế khoảng 30 cây số đường chim bay... Sau này nhân một buổi chuyện trò với một người mà tôi không thể nói ra tên tuổi người đó được, xin thông cảm vì lý do an ninh cho người đó. Chính Tố Hữu xác nhận y đứng ra chủ tọa lễ tuyên thế cho Trí Quang năm 1949 tại Lương Miêu-Dương Hòa...”



Vâng, ông Tố Hữu thì ông ấy nói ra nhiều chuyện lắm, nhưng có điều ông ấy đếch dám nói ra về những gì liên quan đến đời tư Hồ Chí Minh hoặc vấn đề gái gẩm của ông ta để người dân đủ tin ông ta nói thật. Một nhân chứng như thế thì có đáng tin không, nhất là Tố Hữu được coi như công thần và cận thần của họ Hồ. Lại thêm cái Sở Liêm Phóng mà tác giả Liên Thành đưa ra nữa chứ. Sở Liêm Phóng là sở cảnh sát công an của Tây. Những tin tức của mấy ông mật thám Tây này liệu có tin được không? Mật thám Tây tức là mật thám của một nước đô hộ Việt Nam. Chúng tàn bạo không kém gì bọn công an Việt cộng hiện nay, cũng pha chế, vu cáo đủ trò để đàn áp những tiếng nói của người Việt Nam. Làm sao mà đến nỗi một Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt của chính phủ VNCH lại tin vào những tài liệu của Sở Liêm Phóng Pháp được? Họa có là điên! Mà một người đã điên rồi làm sao đánh giá được nguồn tin, và vì không đánh giá được nguồn tin nên tác giả Liên Thành chỉ tin vào một ông Cộng Sản gộc công thần của chế độ và những ông mật thám Tây ! Cho nên, 10,000 quân CSBV đi khơi khơi vào Huế như chỗ không người theo lời tác giả Liên Thành cũng là điều có thể hiểu được.



Người xưa từng nói hai cái đáng sợ nhất nơi con người là ngu dốt cộng với ba hoa. Kẻ ngu thì hay làm liều, kẻ ba hoa thì hay tung dư luận “như thánh sống”. Người nào “siêu việt” có cả hai tính chất này thì bàn dân thiên hạ nhìn thấy từ xa đã quẹo đường khác để đi. Năm nay là năm 2010 mà tác giả Liên Thành còn tưởng mình là ông trời con. Vì chỉ có ông trời con mới có thể tin ở những cung từ của Sở Liêm Phóng thời Pháp thuộc do những tên mật thám Tây viết ra. Mà nói tới mật thám Tây là nói đến tra tấn đánh đập nghi can để ép cung. Hơn nữa, tác giả Liên Thành nói Sở Liêm Phóng là sở Liêm Phóng nào và lưu trữ tại ty cảnh sát là ty cảnh sát nào, Thừa Thiên và Huế, Quảng Trị, Ðà Nẵng...? Mà có lưu trữ tại Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và thành phố Huế hay đâu đâu đi nữa thì nay nước mất rồi, còn có ty cảnh sát nào nữa để người ta sưu tra, phối kiểm. Ông Liên Thành trưng bằng chứng kiểu này thì không những chỉ có ông Trí Quang chết mà bất cứ nhà sư Phật giáo nào mà bị ông “lên danh sách” là thành Cộng sản tuốt luốt.



Nhưng tác giả Liên Thành nên nhớ một điều: ông giao nhân nào thì ông sẽ hái quả đó. Người Việt tị nạn ở đây không mù quáng như ông tưởng và ngày nay, thời đại phát triển nhất của tin học, ông đừng hòng dùng cái trò ma mãnh sử dụng thứ tài liệu mờ mờ ảo ảo có tẩm độc dược của mật thám Tây và bọn Cộng sản gộc để vấy bẩn những người mà ông chọn làm mục tiêu. Một người đã từng hưởng bổng lộc, quyền lực, dù cái lon trên cổ áo mới chỉ là thiếu úy nhưng do quen biết mà ông Phan Văn Khoa cất nhắc làm phó trưởng ty CSÐB, xưng hùng xưng bá một thời rồi cũng đành phải tin một công thần của Hồ Chí Minh, cán bộ văn hóa hàng đầu của Cộng sản từng “khóc” Staline: “Thương cha thương một, thương ông (Staline) thương mười”. Cũng vì thế mà bản thân tôi tin rằng những quí vị nào ở trong ngành cảnh sát đặc biệt rất có thể sẽ cảm thấy xấu hổ lây vì ngành của mình có một ông thuộc loại “con ông cháu cha” lộn sòng vào nên mới viết lách kiểu “không cảnh sát đặc biệt chút nào cả”?



Lại còn cái năm 2000 nữa chứ ! Năm 2000 ông Liên Thành ở Mỹ, còn Tố Hữu là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Cộng sản tại Việt Nam thì làm thế nào Liên Thành biết rõ cuộc nói chuyện giữa Tố Hữu và một người thứ hai tại căn nhà mà ông mô tả rất chi tiết. Người ngồi tâm tình với Tố Hữu phải là một cấp lớn chứ nhỏ cỡ thiếu tá là hắn đá đít cho bỏ mẹ. Người này đưa tin trực tiếp cho Liên Thành phải là người của ông Liên Thành hoặc là người cấp trên của Liên Thành. Ai vậy? Dĩ nhiên, ông Liên Thành sẽ phải giấu tên người đưa tin này viện cớ lý do an ninh. Thế là xong, tình báo mà! Tình báo theo tác giả Liên Thành là phải tối om? Hai đầu mối mà chỉ có ông Liên Thành biết cũng như trong một căn phòng chỉ có hai người nói những chuyện bí mật, một trong hai nguồn tin đó ẩn danh thế thì có nhờ đến tướng Nguyễn Khắc Bình người từng chỉ huy ngành tình báo VNCH điều tra hộ chắc cũng thua luôn.



Tuy nhiên, các phân tích viên chuyên đánh giá tin tình báo thì họ không chịu thua. Họ sẽ cho rằng nguồn tin ông Liên Thành đưa ra là một chiều. Thứ hai đối tượng của nguồn tin là cộng sản tức là đối phương với người quốc gia. Thứ ba, người đưa nguồn tin này lại bị giấu tên. Bốn là khoảng không gian quá xa và câu chuyện chỉ có tính chất chính trị, không có dữ kiện. Năm là chế độ chính trị VNCH không còn nữa, không có video, audio hay tài liệu chính thức. Sáu không thể đối chiếu nguồn tin với những nguồn tin khác tương tự. Trong các tài liệu, sách báo về tình báo Mỹ người ta gọi đây là bằng chứng “có quá nhiều dị nghị” nên không sử dụng được. Hơn nữa, khi đọc báo chí Mỹ, một số bạn đọc thường nghe nói tới nguồn tin “ẩn danh” hay nguồn tin “giấu tên” thì không có nghĩa là người phóng viên phịa ra một tin rồi nói là nguồn tin giấu tên. Nhưng khi tin này làm thương tổn đến một người nào đó hay nhiều người, họ sẽ xin một án lệnh buộc người phóng viên ấy phải nói với ông tòa danh tánh nguồn tin ẩn danh. Nguồn tin ẩn danh vẫn sẽ được giấu tên nhưng tòa án cũng như mỗi bên liên quan có thể kiểm chứng đó là nguồn tin ẩn danh thực chứ không ngụy tạo.



Trong trường hợp của tác giả Liên Thành, vì những chứng từ có nhiều dị nghị, cho nên để cho ông còn chút giá trị tin tưởng trong lòng người đọc và đồng hương, chỉ xin ông đưa ra bản sao thẻ đỏ (đảng tịch) hay biên bản buổi kết nạp ông Thích Trí Quang có chữ ký của ông Tố Hữu là chắc ăn nhất. Nhiều người đọc “Biến Ðộng Miền Trung” tin rằng tác giả Liên Thành có thể làm được điều này vì người của ông luôn luôn có mặt trong bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam như ông viết trong sách.



Chưa hết. Ông Liên Thành còn tương thêm một câu đỏ lòm những máu:



“Nhưng việc đó không quan trọng bằng việc bắt được tên Hoàng Kim Loan. Nó đã khai rõ ràng, nó không phải là cán bộ điều khiển Thích Trí Quang. Nó từng được lệnh Cục Tình Báo Bắc Việt phối hợp với Thích Trí Quang trong vụ biểu tình lật đổ chế độ đệ nhất Cộng Hòa và sau này vào năm 1966, sau khi Ðại Tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp thì Hoàng Kim Loan đưa Hoàng Phủ Ngọc Tường vào mật khu. Sau đó trở lại tàn sát đồng bào năm Mậu Thân, đó là những người thân cận Trí Quang”.



Thưa ông Liên Thành, người Huế ở Little Saigon này và những cộng đồng người Việt khác cũng còn khá đông. Họ là nạn nhân trong vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân vào Huế và một số không nhỏ cũng từng là những thanh niên, thiếu nữ tham dự vào những cuộc biểu tình đòi tự do và công bằng tôn giáo cũng như đòi hỏi chính phủ phải điều tra rõ thủ phạm gây ra những cái chết trong vụ biểu tình ở cầu Tràng Tiền 1962-1963. Họ không biểu tình lật đổ chế độ Cộng Hòa mà vụ lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm là do một số tướng lãnh quân lực VNCH mà người lãnh đạo là Tướng Dương Văn Minh. Còn vụ 1966 cho tới nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn, nhưng dư luận vẫn coi đây là một vụ nổi loạn của một số đơn vị thuộc Quân Ðoàn I của Tướng Nguyễn Chánh Thi, Biệt Khu Quảng Ðà của Ðại Tá Ðàm Quang Yêu và Thiếu Tá Tôn Thất Tương, Ðà Nẵng của Thị trưởng Nguyễn Văn Mẫn. Bất mãn với Nội Các Chiến Tranh của Tướng Nguyễn Cao Kỳ là nguyên nhân đưa đến biến động 1966 tại Huế và Ðà Nẵng.



Ðây là một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn của Miền Nam Việt Nam mà nguyên nhân khởi nguồn từ nhiều yếu tố chứ không giản dị chỉ là do những tin tức lời khai của tình báo viên này, chỉ điểm nọ của CSBV. Hoàng Kim Loan là ai? Hắn có thật không và có thật hắn là Trung tá tình báo không? Tại sao trong suốt thời gian làm cảnh sát ở Thừa Thiên, không thấy Liên Thành nói gì đến tên tình báo cao cấp này. Trần Ngọc Hiền chỉ mới đại úy thôi mà khi vồ được hắn, chính phủ Saigon cũng họp báo đến mấy phùa, cho cả báo chí phỏng vấn. Ấy vậy mà khi Liên Thành bắt được Hoàng Kim Loan thì êm re. Lại còn cái màn tái sử dụng Loan để làm tình báo hai mang nữa!!! Bộ ông Liên Thành tưởng ông đang là nhân vật James Bond 007 hay sao mà đến Ðại Tá Nguyễn Ngọc Loan Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Quốc Gia lúc đó cũng không hề biết. Bây giờ ông Loan đã ra người thiên cổ rồi làm sao phối kiểm được tin này. Tác giả Liên Thành khôn thiệt. Không phối kiểm được tin Hoàng Kim Loan thật hay giả thì làm sao phối kiểm được lời khai của nó về ông Thích Trí Quang. Thế là chết ông Trí Quang một lần nữa ! Nhất là cái khoản ra bưng rồi trở về Huế tàn sát đồng bào năm Mậu Thân đều là những người thân cận Trí Quang? Giống y hệt một phù thủy, tác giả Liên Thành mang những “chứng nhân lịch sử” không cách nào phối kiểm được để sỉ nhục một số người, để thành đạt được mục đích khi viết “Biến Ðộng Miền Trung”. Mục đích ấy là gì? Ðó là chỉ nhằm đổ cho những nhà sư Phật giáo là Cộng sản, thân cộng hay bị Việt cộng giật dây trong những vụ biểu tình dẫn đến cuộc đảo chánh lật đổ Ðệ Nhất Cộng Hòa hay vụ nổi loạn ở quân đoàn I năm 1966.



“Biến Ðộng Miền Trung” là một tác phẩm khá dầy, nhưng cũng “dầy” những sai lạc, hậu ý và ác độc. Thật ra nếu cứ trích dẫn từng đoạn trong tác phẩm này, những lời phê bình cũng chỉ quanh quẩn ở việc trưng dẫn những bằng chứng không thể phối kiểm được, hoặc những nhân chứng đã qua đời hay những nhân vật mà chỉ có tác giả Liên Thành biết, ngoài ra không ai biết. Ngay cả những đối tượng mà Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt Liên Thành truy bắt như Thích Thiện Ý người Quảng Nam mà ông còn cho là anh ruột của ông Thích Trí Thủ, ông Thích Chánh Trực ở chùa Kim Tiên mà ông lại phán là Trú trì chùa Tường Vân, nơi chú và anh ông tu ở đó. Như thế thì chuyện Tố Hữu và Hoàng Kim Loan thì cũng chỉ là chuyện trên trời không ai biết vì đó là do ông phịa ra. Cho nên, nếu cứ đuổi theo ông để đặt ra những thắc mắc hay đối chiếu từ cuốn “Biến Ðộng Miền Trung” thì có lẽ người đọc tác phẩm này phải viết một cuốn khác có khi dầy hơn. Người đọc có thể trách cứ tôi bới bèo ra bọ. Nhưng tôi tin bất cứ ai đọc tác phẩm “Biến Ðộng Miền Trung” của Liên Thành sẽ tức anh ách vì cái lối dẫn chứng mà một số bạn đồng nghiệp của tôi gọi là trò “ma tịt” của tác giả.



Tôi xin trích một đoạn để chúng thấy rõ bản chất thật khi tác giả viết “Biến Ðộng Miền Trung” với đầy những khoảng tối và hỏa mù:



“Câu hỏi của tôi xin hỏi lại quí vị là quí vị nào nói ông Trí Quang không là Cộng sản thì xin chứng minh ông Thích Trí Quang không là Cộng Sản, là người không cộng tác với Cộng Sản. Nếu quí vị đưa ra được chính xác thì tôi không đúng. Nếu không thì từ nay về sau tôi khẳng định Trí Quang là Cộng Sản”.



Ðến đây tôi cũng đã muốn chửi thề vì kiểu lập luận này của tác giả Liên Thành, nhưng giữ lễ với độc giả nên... tịt ngòi. Kiểu lập luận trên cũng như kiểu lập luận cả vú lấp miệng... mọi người, y như khi người chồng tố người vợ ngoại tình mà đếch đưa ra được bằng chứng nào trong khi chính anh ta sợ vợ tố cáo anh có đào nhí. Gia đình bên vợ phản đối đòi anh con rể trưng bằng chứng hầu ra tòa giải quyết thì anh nhơn nhơn: “Tôi hỏi anh chị nào nói vợ tôi không ngoại tình, không liên lạc với người đàn ông nào khác ngoài tôi thì cứ chứng minh. Nếu anh chị em đưa ra được chính xác thì tôi không đúng. Còn nếu không thì từ nay tôi khẳng định vợ tôi ngoại tình”.



Câu chuyện của tác giả Liên Thành làm tôi nhớ đến cách lập luận của công an Việt Cộng. Tên công an hỏi tôi: “Anh biết anh tội gì không?”. Tôi nói: “Không, xin ông cho biết tôi tội gì?”. Anh ta đẩy về phía tôi một xấp giấy và một cây bút rồi nói: “Anh không có tội sao chúng tôi bắt anh. Tự kiểm đi. Nếu anh không chứng minh được là anh không có tội thì tôi khẳng định là anh có tội, chúng tôi bắt anh là đúng”. Ðó là chuyện thật trong buổi tôi bị thẩm cung ngày 17 tháng 8 năm 1975 tại trại tù cải tạo B-5 Tân Hiệp, Biên Hòa. Dĩ nhiên là tôi đành chọn một trận đòn đau vì không làm sao mà tôi có thể chứng minh được là mình vô tội khi đã là kẻ thua trận và sống trong gông cùm Cộng sản.



Vào thời điểm đó, công an Việt cộng dường như rập khuôn nhau một kiểu thẩm cung khủng bố khi chúng bắt bừa bãi không cần lý do rồi bắt nghi can chứng minh mình có tội.



Tác giả Liên Thành chạy sang đây trước nên không có cơ hội thưởng thức những “món ăn chơi” đó của Việt Cộng. Nhưng có cái lạ là cho đến nay, ông luận tội những nhà sư Phật giáo như ông Trí Quang giống y như bọn công an Cộng sản quá ! Kể cũng lạ thật!





Vũ Ánh / Việt Heral