Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Từ TĂNG ĐOÀN thời đức Phật đến TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN


Từ TĂNG ĐOÀN thời đức Phật đến TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN đều mang hai nét đặc trưng căn bản là hòa hợp và thanh tịnh

Tăng đoàn Phật giáo ngay từ đầu đã vượt lên trên sự phân biệt đẳng cấp và chủng tộc, do đó có thể phát triển thành một tôn giáo thế giới.
Tăng đoàn Phật giáo mang hai đặc trưng căn bản là hòa hợp  thanh tịnh. Vì vậy, nó có khả năng dung chứa và thuần hóa mọi giai tầng trong xã hội khi gia nhập Tăng đoàn, tuyệt đối không có một sự kỳ thị nào.
Sau khi xuất gia, nguồn gốc giai cấp, gia tộc của vị Tỳ kheo không còn quan trọng nữa. Quả thực, như các sông lớn Gangà, Yamunà, Aciràvati, Saràbhù và Mahì đều mất danh tánh khi chúng đổ vào biển cả. Cũng vậy, mọi người trong bốn giai cấp đều mất danh tánh trong Tăng đoàn của đức Phật và từ đó về sau được gọi là sa môn Thích tử. Tỳ kheo là một thành viên của một hội chúng Sa môn không giai cấp.
Trong Tăng đoàn Phật giáo, tất cả bốn giai cấp đều có mặt bởi quan niệm bình đẳng về khả năng tu tập giải thoát khổ đau, cũng như từ bốn ngọn lửa có các loại nhiên liệu củi gỗ khác nhau vẫn bùng lên bốc ngọn lửa giống nhau. Đức Phật dạy rằng: Tất cả mọi người đều phải đọa địa ngục vì ác nghiệp của mình. Cũng vậy, tất cả đều có khả năng phát triển phước nghiệp và từ tâm.
Tuy nhiên, đức Phật không hề có chủ trương chống lại hệ thống giai cấp của xã hội đương thời. Ngài khéo léo đưa ra cái nhìn như thật đầy trí tuệ về sự cấu thành các giai cấp. Theo Ngài, các giai cấp được hình thành do quy luật tự nhiên về tái sanh và hạnh nghiệp. Giai cấp là một phần kết quả nghiệp quá khứ, mỗi người đều tạo được vị trí xã hội riêng do nghiệp hay hành động của mình. Đức Phật dạy:
“Các loài hữu tình vừa là chủ nhân của nghiệp (kamma), vừa là kế thừa nghiệp, nghiệp là thai tạng từ đó họ sinh ra, họ là quyến thuộc của nghiệp, vừa là cư trú trong nghiệp của mình. Nghiệp phân chia các loài hữu tình thành các hạng hạ liệt và ưu thắng”.

Tăng đoàn Phật giáo không hề đặt ra bất cứ điều lệ nào về nguồn gốc xã hội đối với những thành viên đã gia nhập nếp sống phạm hạnh. Do vậy, người ta thường cho rằng sự kiện đức Phật mở rộng cánh cửa Tăng đoàn chính là một cuộc cách mạng tư tưởng xã hội có ý nghĩa nhất. Một cuộc cách mạng bắt đầu bằng việc cải thiện con người, mà không phải chú trọng đến việc cải tạo các thể chế xã hội. Điều này cũng có nghĩa là, nếu không có cuộc cách mạng con người thì không có cuộc cách mạng xã hội.
Tăng đoàn Phật giáo vốn dĩ là một tập thể sống hòa hợp, bình đẳng và thanh tịnh để cùng nhau tu tập giải thoát. Trong ý nghĩa này, Tăng đoàn Phật giáo tất nhiên không mang màu sắc kỳ thị giới tính.
Thật vậy, trong Tăng đoàn Phật giáo, vai trò của Tỳ kheo ni cũng nổi bật như vai trò của các Tỳ kheo. Nếu chúng Tỳ kheo có các đại đệ tử như Sàriputta, Moggalàna…, chúng Tỳ kheo ni cũng có các đại đệ tử sáng chói như Dhammadinna, Khemà…. Điều này cho thấy, mọi thành viên của Tăng đoàn khi nỗ lực thực hành Giới-Định-Tuệ đều có khả năng chứng đắc Thánh quả như nhau. Mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình trước hội chúng.
Chúng ta có thể tìm thấy không khí sinh hoạt đầy ấn tượng của Tăng đoàn ở buổi sơ khai qua Trưởng lão Tăng kệ (Theragàthà) và Trưởng lão Ni kệ (Therigàthà). Sự nhiệt tình tu tập mà đức Phật khơi dậy trong lòng các đệ tử, niềm lạc quan về Tăng già nguyên thủy trên con đường cứu khổ, niềm hân hoan về thực chứng tâm linh và niềm duyệt hỷ về giải thoát, tất cả mọi tâm trạng ấy đều ghi lại một cách sinh động ở đó.
Một điều cần lưu ý rằng, trong suốt hành trình độ sinh, đức Phật giáo hóa rất nhiều vị Thánh đệ tử, nhưng ngài không trao cho các vị ấy một quyền uy hay cấp bậc nào. Vì rằng, Ngài đã từ chối thiết lập hệ thống giai cấp có chức quyền trong giáo hội nên ngài đã không giao Tăng đoàn cho bất cứ một vị nào lãnh đạo. Ngài tin rằng không ai có thể làm nơi nương tựa cho người khác, chỉ có pháp và luật làm chỗ nương tựa cho Tăng chúng, mỗi kỳ Bố tát chúng tăng nhóm họp lại và y cứ giới luật Phật chế để biết ai sống đúng pháp hay không mà xử sự và sách tấn lẫn nhau.
Tuyệt đối, Tăng chúng không ai có thể đủ uy quyền để quyết định mọi việc và giáo pháp này không dành riêng cho cá nhân nào. Do vậy trong giáo hội, các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được giao phó những trách nhiệm để mỗi người tự hoàn thành, chứ không phải giao cho họ một quyền lực để quyết định người khác. Điều này nói lên rằng, Tăng già không phải được cai quản bởi phán định của các phần tử trong Tăng mà bởi pháp và luật do Phật chế ra cho tăng noi theo, Tỳ kheo không xử sự Tỳ kheo, pháp luật xử sự Tỳ kheo.
Sau khi Phật niết bàn, các Tỳ kheo nương tựa mình và nương tựa pháp để tu tập, tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp .

Nhìn chung, trong 45 năm Tăng đoàn đã được hình thành, lớn mạnh không ngừng và luôn mang một số nét cơ bản:
Tăng đoàn là một đoàn thể sống đời sống không gia đình, do đức Phật sáng lập gồm đủ mọi giai tầng trong xã hội sống bình đẳng thanh tịnh trong giáo pháp của ngài. Nếp sống Giới-Định-Tuệ của từng thành viên đã giúp tập thể Tăng đoàn vững mạnh.
Tăng đoàn có tổ chức, giới luật chặt chẽ dựa trên tinh thần tự giác, thanh tịnh, hòa hợp. Ngoài nỗ lực tự thân để giải thoát, Tăng đoàn luôn liên hệ chặt chẽ với xã hội để truyền bá Chánh pháp thông qua đoàn thể cư sĩ. (Đoàn thể cư sĩ tại gia là cầu nối để Tăng già nói lên tiếng nói của Phật giáo. Phật giáo sẽ vững mạnh hơn khi đội ngũ cư sĩ sống đúng Chánh pháp và kính trọng Tăng già). Cho nên có thể nói rằng Tăng đoàn mang trọn vẹn ý nghĩa của ngôi Tam Bảo.
Tất cả những đặc điểm trên đã, đang và sẽ hiện hữu mãi ở Tăng đoàn Phật giáo là nhờ tinh thần hòa hợp và thanh tịnh. Ngoài ra, những yếu tố hoàn thiện con người – bảy yếu tố làm hưng thịnh Tăng đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự hưng suy của Tăng đoàn.
Cho nên để xây dựng một hội chúng hưng thịnh, trước tiên, mỗi người phải soi rọi lại chính mình, tự hoàn thiện mình theo tinh thần Giới – Định – Tuệ để loại trừ dần các vọng tưởng, tham muốn, hiềm thù… làm khổ đau chia rẽ giữa mình và người. Xây dựng sửa đổi tự thân của mỗi ngƣời là yếu tố quan trọng trong các yếu tố để xây dựng một tập thể tốt đẹp. Nếu trong một hội chúng, chư Tỳ kheo và Tỳ kheo ni và hàng Phật tử tại gia khi ngồi lại với nhau mà không thể hiện tinh thần hòa hợp và thanh tịnh thì mỗi thành viên trong đó đều xét lại chính mình xem đã sống đúng theo bảy pháp mà đức Phật đã dạy hay chưa. Hơn bao giờ hết, những vị đệ tử xuất gia – người có nhiệm vụ duy trì Chánh pháp cần phải tỏ rõ tinh thần đoàn kết hòa hợp như nước với sữa, loại bỏ những tư kiến, thiên kiến, ngã chấp… cùng nhau tu tập xây dựng một hội chúng xuất gia vững mạnh.
Kinh Trường Bộ, quyển 2, Phẩm kinh Ðại Niết Bàn, chép rằng: Hôm đó đức Phật bảo Ngài A Nan mời tất cả đại chúng Tỳ kheo tụ họp lại và Ngài đã dạy với các Tỳ kheo như sau:

“Này các Tỳ kheo! Hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ giảng về Bảy Pháp Bất Thối làm cho chúng Tỳ kheo được hưng thạnh:
1. Các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
2. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
3. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
4. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ kheo Thượng tọa, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
5. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
6. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thích sống chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
7. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tự thân an trú chánh niệm, các bạn đồng tu chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Với ý nghĩa thâm sâu và sự lợi ích thiết thực như vậy, cộng với giai đoạn pháp nhược ma cường như hiện nay, chư Tăng và Phật tử trung kiên, ưu tư về tiền đồ của Phật pháp đã quyết tâm một lòng thành lập “TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN” trong và ngoài nước. Đây là một tinh thần hoà hợp thanh tịnh đúng như luật, như pháp của đức Phật mà chư Tăng là người truyền thừa. Phật tử chúng con trong và ngoài nước xin một lòng ủng hộ hết mình và cầu nguyện cho Phật sự giải trừ pháp nạn được thành tựu viên mãn.
Nguyên Dũng-Lý Thái Việt

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Câu chuyện của Giòng Họ LƯƠNG

Câu chuyện của Giòng Họ LƯƠNG
Miên man vì thế sự, chuyện đời ô trược ê chề đã đành; tìm về với Đạo với mong cầu giác ngộ và giải thoát, những tưởng :
 …… “ Tăng là đoàn thể đẹp
             Cùng đi trên đường vui
             Tu tập giải thoát
             Làm an lạc cuộc đời”
(kinh quy nguyện trong Lễ Chúc Tán Tổ Sư)

Không dè thời mạt Pháp xui khiến mọi chuyện…nên từ tư cách qua ngôn từ và hành xử của một số Vị thường được xem là cao tăng, tài cao đức trọng nhưng khi gặp cơn thịnh nộ aí ố của cuộc đời thì đã phơi bày đầy đủ tâm địa thế tục ô trược, có khi còn hơn, từ ngôn từ cho đến hành động, từ si mê cho đến lầm lạc… Vẫn biết vạn sự đều không, cố vứt bỏ điều trái ý nghịch tai, tự tại với thời kinh sáng, bước thiền hành tối. Ra vườn là nơi thảnh thơi với mai lan cúc trúc; vào nhà thì Internet, TV chia xẽ vui buồn với tin tức quê nhà và năm châu bốn biển; gặp việc quan tâm thì viết lách đôi điều cho giải tỏa tâm trí, cuối tuần đi Chùa hoặc việc Cộng Đồng xong về nhà họp mặt gia đình vui chơi ca hát với con cháu . Kể ra thì lịch thời gian cho một ngày cũng đã đầy để an tâm đi vào giấc ngũ, mong rằng sâu thật sâu. Nhưng hôm nay qua giấc ngũ lại gặp cơn mộng, thấy cũng hay hay nên xin ghi lại kẻo quên, không thể nhớ hết nhưng đại khái là : “Câu chuyện của Giòng Họ LƯƠNG”
 Mộng rằng có một lão gia nọ được đấng Tiền bối là Lương y danh tiếng vang lừng một thời truyền lại toa thuốc cổ truyền mà danh tiếng ai cũng tin dùng và quảng bá khắp nơi. Lão Gia có 10 con 8 trai 2 gái tất cả đều thông minh, đảm đang và cần mẫn nên được Cha truyền nghề để trở thành những thầy thuốc bắt mạch và pha chế toa thuốc gia truyền. Việc điều hành hãng thuốc đông y được phân công thứ lớp theo khả năng tay nghề của mỗi người con, ai giỏi đảm nhận việc khó và cứ thế việc vừa, việc nhỏ trao vào tay mỗi người theo mỗi trình độ. Vì ở vào thời Pháp thuộc coi trọng Tây Y nên Lão gia bị cô lập ; hãng thuốc gia truyền của Lão Gia giao cho các người con đều là danh y tín nhiệm có khả năng nối gót tổ chức điều hành sãn xuất thuốc và đưa ra thị trường mặc dầu không có môn bài sãn xuất để buôn bán công khai ; tuy vậy vì “hữu xạ tự nhiên hương” nên Cha Con Lão vẫn sãn xuất ra thuốc và bán chạy như tôm tươi nhất là ở thị trường nước ngoài thường ưa thích. Biết vậy nên Cha con Lão tìm cách bán thuốc rộng rãi hơn trên trường Quốc tế bằng cách mượn một tay “mãi võ sơn đông” làm “tiếp thị”. Lúc ban đầu trống phèng hòa nhịp, thế võ cao cường nên tay “tiếp thị” tụ tập được đám đông lại xem và bán được nhiều thuốc nên được Cha Con Lão ban thưởng lương bỗng hậu hĩnh cũng như bà con đến xem có tiền bỏ mũ khi vơi khi đầy vui lòng tay “tiếp thị”. Nhưng rồi phần vì thị trường suy thoái, phần vì thị hiếu khách hàng không còn ham thích với những trò võ múa may quay cuồng theo kiểu múa gậy vườn hoang, kiểu trò khỉ thô lỗ, trò xiếc vụn vặt con nít rẽ tiền nên không còn hấp dẫn ai, từ đó thu nhập giảm sút,bòn rút kèm cõi; Chủ hãng thuốc và tay “tiếp thị” bắt đầu lục đục, công việc chào hàng của tay “tiếp thị” lung lay. Trước sự bất hoà, tên “Tiếp thị” quyết tranh thủ uy tín Lão gia để tồn tại. Là miệng lưỡi “mãi võ sơn đông” quen phóng đại, nói láo, nói dài nói giai thành nói dại để,xu nịnh tâng bốc đến nỗi Lão Gia tưởng như sắp thành Thánh nhân của Thế giới . Lời bày mưu tính kế của tên “tiếp thị” lại thích hợp với đường lối của Thực dân lâu nay đang muốn cho hãng thuốc rối ren để tự dẹp nên điện thoại của tên “tiếp thị” và đồ đệ được thả lõng tha hồ nối kết; Trong khi lời phân trình hư thật của Anh Em hãng thuốc, Vì ngay thẳng xây dựng, lời thật mất lòng nên Lão Gia trở nên kiêu căng, tự tôn tự ti, đa nghi sân hận, đặt đều bêu rếu gần như hầu hết anh em con cái đang là những cộng sự đắc lực để loại bỏ hết họ. Trong bốn bức tường của Thực dân thì Lão Gia biết gì về lân bang thế thế ? vậy mà biết tất cả ? nhưng tất cả đều là những điều nghe láo và xúi bậy để loại bỏ những thầy thuốc con mình, từ “mười loại bảy còn ba, rồi từ ba loại hai còn một”; Mà một là đứa con thứ yếu trong hãng thuốc, đơn độc nhưng cao vọng, chẳng có thành tích tên tuổi gì xứng đáng là một Danh Y, chẳng qua là do tên “:mãi võ sơn đông” dàn dựng lên để dễ dàng thao túng. Giấc mơ đến đó thì giật mình tỉnh dậy, uống ly nước, đầu óc lỡn vỡn câu hỏi : Vậy rồi sao nữa ? “Chẵng lẽ phó mặc ?, rồi thế sự ra sao ?. Có lẽ vì thần thức đang hoang mang với chuyện bất bình nên vừa thiếp ngũ thì giấc chiêm bao lại nối tiếp : Có vị Tiên tóc râu bạc phơ, tay cầm gậy trúc, tay phất nhành liểu nhỏ nhẹ nói : Con à ! người ta là con nhà gia thế giòng giỏi nên khi gặp biến đâu thể lời qua tiếng lại tay đôi tay ba với kẽ mãi võ sơn đông. Còn với Lão Gia là Cha Già, là nối tiếp giòng họ Lương của họ, nay Cha già yếu từ tinh thần đến thể lực theo định luật sinh lão , từ đó người dễ tự ái, dễ hờn trách, dễ nghi ngờ và thường thích vuốt ve tâng bốc xu nịnh; Vì thương Cha mà nhịn cho qua cơn thịnh nộ hung hăng, chớ rồi Họ Lương của Cha là của Họ, Họ phải gìn giữ; toa thuốc gia truyền mà Họ điều hành sản xuất phải được tiếp tục để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của bệnh nhân trên toàn thế giới. Tiên nói nếu có người hỏi: Cha Già có giao cho Họ nữa đâu mà làm ? Thì Ô hay! Họ đều là họ Lương nên có quyền nhân danh họ Lương để tiếp tục hành hoạt. Họ đều là danh y và đang điều hành hãng thuốc sản xuất theo toa thuốc gia truyền do tiền bối họ Lương truyền lại nên Họ có quyền, có bổn phận, có trách nhiệm tiếp tục nhiệm vụ của mình, nếu cần đủ lực cho nhà máy hoạt đông mạnh hơn Họ có thể hợp tác với các Bác và Anh Chú bác cùng giòng họ Lương thêm vốn thêm người mở mang sãn xuất giữ vững toa thuốc vang danh truyền thừa của giòng họ Lương vậy. Nếu có ai ngớ ngẩn hỏi : Vậy cái thế “chính danh” của hãng thuốc Cha Già đã giao cho Chú Em và hãng thuốc của Anh Em Họ tái tục sãn xuất để gìn giữ toa thuốc truyền thưà sẽ ra sao ? Ơ ! Cha già thì đã già yếu, cô quạnh lại nghe theo phường xu nịnh, chú em thì đơn thân độc mã, xóm giềng không có, ngày đêm co cụm, tài ba hạn hẹp sống nhờ vào tay “mãi võ sơn đông” thì rồi hãng thuốc của giòng họ Lương sẽ tồn tại ra sao? Có còn uy danh giòng họ Lương không ? Vã lại thực dân có công nhận ai đâu mà “chính danh” hay “không chính danh”; điều quan trong là “Chính đáng và hữu hiệu”.Thuốc hay sẽ đắt hàng, có thực lực, không cần “mãi võ sơn đông tiếp thị” gì cả. Tiên nói : tái lập Nhà thuốc để gìn giữ toa thuốc cổ truyền của giòng họ là người con có hiếu với Cha Già và giòng họ LƯƠNG đó. Tiên nói thêm: Xuôi tay, rời rạc, im lặng là bất hiếu với Cha già và giòng họ, lại bất nhân với quảng đaị quần chúng bệnh nhân trông chờ nên chắc chắn Họ sẽ có phương thức để tái khai trương hãng thuốc, bảo đảm toa thuốc gia truyền được tiếp tục sãn xuất, để các Thầy thuốc “Lương y” vẩn mát tay cứu độ trên mọi nẻo đường nhân thế. Thấy Tiên cảnh báo nghiêm nghị nhưng đầy lạc quan.

Vui quá giật mình thức dậy thì đã gần giờ chuông đỗ 5 giờ 30 nên dậy luôn, chuẩn bị vào thời kinh sáng như thường lệ, ngoài việc thỉnh nguyện sự an lành cho mình và gia đình, cho thân bằng quyến thuộc, cho Phật Giáo đồ và chúng sanh còn cầu cho Giáo Hội sớm phục hồi uy tín và danh dự muôn thuở.

Ngày rằm tháng 11 năm Quí Tỵ, ngày 16 tháng 12 năm 2013
Chơn Diệu

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Mục đích sinh hoạt Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật




- Kính bạch chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,


- Thưa quý Thiện tri thức, cùng đồng bào, Phật tử các giới trong và ngoài nước.

Như quý vị đã biết, thời gian qua, GHPGVNTN đã bị biến tướng, không còn hoạt động đúng theo Hiến Chương giáo hội, Quy Chế Viện Tăng Thống, Nội quy Viện Hoá Đạo, thiếu tinh thần lục hoà, từ bi của Phật giáo. Nhất là có những quyết định độc đoán, đi ngược lại xu thế vận động tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Sau Giáo Chỉ số 10, hầu hết chư Tăng từ hàng Giáo Phẩm Trung Ương đến các Ban Đại Diện tỉnh, thành trong và ngoài nước đều từ chức. Tuy bị ngưng chức, từ chức, nhưng chư Tăng vẫn là thành viên trung kiên của GHPGVNTN.

Nhằm bảo vệ Hiến Chương và phục hoạt GHPGVNTN, đồng thời hỗ trợ công cuộc vận động cho tự do, dân chủ nhân quyền Việt Nam, chư Tăng quyết định trở lại sinh hoạt theo hình thức Tăng Đoàn như truyền thống của lịch đại Tổ sư.

Hôm nay, ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (nhằm ngày 20.02. 2014) chư Tăng vân tập về Tổ Đình Thập Tháp tỉnh Bình Định dự Lễ huý kỵ Quốc Sư Phước Huệ.




Trong dịp này, chư Tăng đã cùng nhau đến Tu viện Nguyên Thiều, trước Bảo tháp Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, đảnh lễ, niệm hương nguyện cầu Giác Linh Đức Đệ Tứ Tăng Thống chứng minh cho chúng con, những thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung ương, Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo, Ban Đại Diện các tỉnh thành vừa bị ngưng chức, từ nhiệm tiếp tục hoằng dương Phật pháp theo hình thức Tăng Đoàn như xưa, với danh xưng: Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngưỡng nguyện Giác linh Đức Đệ Tứ Tăng Thống thuỳ từ chứng minh gia hộ cho chúng con.


Sau đó, chư Tăng đã thành lập Ban Vận Động tham gia Tăng Đoàn gồm Chư tôn đức sau đây:


- Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế: HT Thích Chí Thắng, HT Thích Chơn Niệm.

- Tăng Đoàn Quảng Trị: Thượng tọa Thích Từ Giáo

- Tăng Đoàn Quảng Nam-Đà Nẵng: HT Thích Thiện Tường

- Tăng Đoàn Bình Định: Thượng Toạ Thích Viên Hải

- Tăng Đoàn Khánh Hoà: HT Thích Tâm Trí

- Tăng Đoàn Lâm Đồng: HT Thích Như Tấn

- Tăng Đoàn Miền Quảng Đức: HT Thích Không Tánh

- Tăng Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu: HT Thích Thanh Tịnh

- Tăng Đoàn Đồng Nai: Thượng toạ Thích Viên Đức

Các tổ chức Cư sĩ Phật tử, Gia Đình Phật tử các cấp… vẫn sinh hoạt theo sự điều hành từ Trung Ương đến địa phương trực thuộc hệ thống tổ chức Tăng Đoàn.

Kính bạch Chư tôn đức cùng quí Phật tử trong và ngoài nước.

Vì sự tồn vong của Phật giáo Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chúng tôi xin được cung thỉnh chư tôn đức cùng quý vị trong các thành phần dưới đây hoan hỷ tham gia cùng Tăng đoàn chúng tôi:

- Trong nước: Ngưỡng mong chư Tôn đức đã từng tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từ sau Đại hội Bất thường tại tu viện Nguyên Thiều, năm 2003, cũng như chư Tăng và Phật tử các tổ chức Giáo hội khác cùng tham gia sinh hoạt phật sự Tăng Đoàn.

- Ngoài nước: Kính cung thỉnh Chư tôn thiền đức cùng quí Phật tử đã sinh hoạt trong hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại các châu lục hải ngoại từ năm 1992 đến nay.


Sau đây là:

HỆ THỐNG TỔ CHỨC TĂNG ĐOÀN


A. Danh xưng: Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất (viết tắt TĐPGVNTN)

B. Đường Hướng, Tôn Chỉ:

- Theo Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bản tu chính năm 1973.

- Vận động phục hoạt pháp lý GHPGVNTN và vận động dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, bảo toàn lãnh thổ cho quê hương Việt Nam.

- Mở rộng sinh hoạt Tăng Đoàn và ủng hộ các Đoàn thể, Tổ chức và Cá nhân có cùng mục đích vận động dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam.


C. Tổ chức:

Tại Trung ương, gồm 2 Hội đồng:

I. Hội đồng Chứng minh:

– Thượng thủ Hội đồng chứng minh

– Phó Thượng thủ

– Chánh Thư ký

– Thành viên

II. Hội đồng Điều hành:

– Viện trưởng Hội đồng Điều hành

- Phó Viện trưởng
– Tổng Thư ký
– Tổng Thủ quỹ


- Các Tổng Ủy viên:


1. Tổng Ủy viên Tăng sự

2. Tổng Ủy viên Hoằng pháp

3. Tổng Ủy viên Giáo dục

4. Tổng Ủy viên Văn hóa

5. Tổng Ủy viên Cư sĩ

6. Tổng Ủy viên Từ thiện xã hội

7. Tổng Ủy viên Thanh niên

8. Tổng Ủy viên Kiến thiết

9. Tổng Ủy viên Tài chánh

Tại địa phương:

III. Ban Điều hành TĐPGVNTN các tỉnh, thành, quận, huyện:

– Trưởng ban
- Phó ban
– Thư ký
– Thủ quỹ
– Các Ủy viên

Sau thời gian công bố Mục đích sinh hoạt Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chúng tôi sẽ cung thỉnh các thành phần nhân sự Hai Hội Đồng để suy cử đăng lâm pháp tịch.

Các ý kiến trên đây đã được chư Tăng Yết-ma thông qua.

“Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” hy vọng, với bản thể hòa hợp, thanh tịnh của Tăng già, cộng với tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám, chư Tăng sẽ bỏ qua những dị biệt trong quá khứ, hướng về tương lai, vì người dân đau khổ đang mong chờ sự cứu giúp, mà cùng nhau kết hợp tất cả các đơn vị, tổ chức, thành viên trong và ngoài nước như sau Đại hội Bất thường tại tu viện Nguyên Thiều năm 2003. Được vậy, đó là điều may mắn lớn nhất cho sự phát triển tương lai của Dân tộc và Đạo pháp.

Ngưỡng mong Hồng ân Tam bảo chứng minh, Lịch đại Tổ sư, chư Thánh tử đạo hộ trì đoàn thể Tăng già chúng con được viên thành sở nguyện.


Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Làm tại Tổ đình Thập Tháp, Bình Định,

Ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (20.02.2014)

Thay mặt Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Trưởng lão Tỳ kheo Thích Thiện Hạnh







Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TRÊN NỮA TRIỆU CÚNG DƯỜNG TRONG ĐÊM GÂY QUỸ KHỞI CÔNG XÂY CHÙA ĐIỀU NGỰ


Đêm gây quỹ khởi công xây chùa Điều ngự đã thành công viên mãn, trên 1000 Phật tử và Quan khách đã hổ trợ chùa Điều Ngự mạnh mẻ hơn bao giờ như kết quả ghi nhận trên nữa triệu đóng góp ngay trong mấy giờ của buổi tiệc.

Xin đăng lại bài tường thuật của ĐH Chơn Diệu trong Bản tin AN LẠC:

Westminster/Chơn Diu : T 5:00 pm chiu th by 15 tháng 2 năm 2014 dưới bu Tri quang đng mát m sân và hi trường Chùa Điu Ng đã tp np đông đo đng hương Pht T trong mi thành phn, t quý C cho đến các cháu đã vân tp v Chùa tham d bui cơm chay gây qu khi công xây dng Chùa vào thi gian sp ti.
Đúng 5:30 PM Cũng như các bui cơm chay gây qu trong nhng năm trước; trên mt ngàn đng hương Pht T, Quan khách Vit M và mnh thường quân bo tr đã ngi kín 85 bàn tic và 16 bàn VIP; Ban Tiếp Tân đã rt vt v sp xếp ch ngi cho nhiu đng hương và mnh thường quân gi chót không mua được vé nhưng mun được tham d đ ng h ti ch.
Sau nghi thc Nim Pht cu gia b - Nghi thc chào c Quc Gia Vit Nam - C Hoa Kỳ - Pht Giáo Kỳ do Ban Hp ca Tình Ngh Sĩ đm trách là mt phút tưởng nim nhp T bi quán .
Tiếp theo là li chào mng và tuyên b lý do ca Hòa Thượng THÍCH VIÊN LÝ Vin ch Chùa Điu Ng - Ông T ĐC TRÍ Th trường Thành ph Westminster - Ông Micheal Võ Th trưởng Thành Ph Fountain Valley đã cùng lên phát biu tán dương và cu chúc cho công cuc xây dng Chùa sm hoàn thành tt đp. Sau cùng Ban Kiến trúc Sư sơ lược tường trình tiến
trình xây dng Chùa trong thi gian sp ti.
Bui tic chay đã din ra trong bu không khi đo tình m cúng, nhiu bài hát hay do các Ca sĩ tên tui trình din li được TV IBC 57.8 trc tiếp truyn hình nên bui tic gây qu rt sng đng vui nhn vi sut thi gian 6 tiếng đng h; nhng bao thơ đng tin, đng check ng h liên tc đưa lên, cùng nhng cú phone t xa gi v xướng danh cúng tin xây Chùa .
Cho đến 11:30 khuya thì kết qu được ghi lên bng tng kết là NĂM TRĂM BN MƯƠI BA NGÀN USD. Ban T chc cũng đã xen k văn ngh đ tiến hành x s hoàn mãn vi kết qu được công b minh bch trước hàng ngàn đng hương Pht T tham d.

Sau đây là mt s hnh nh tiêu biu liên quan đến các s kin chúng tôi va tường trình :