Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008

MIỀN THIỆN LUẬT

MIỀN THIỆN LUẬT
Đại Lễ Phật Đản PL 2552 (2008) tại hải ngoại đã diễn ra tưng bừng khắp nơi, trong sự hân hoan đón mừng ngày đấng Từ Phụ thị hiện cõi ta bà hóa độ chúng sinh, của đồng hương Phật tử. Trong nước VC cũng rầm rộ tổ chức Vesak LHQ để mà mắt thế giới rằng ta đây cũng có tự do tôn giáo, trong lúc đó thì chúng ra tay đàn áp tăng ni, phá hủy hình tượng. Năm nay, một Đại Lễ Phật Đản nữa đã đến với đồng hương Phật tư? Houston, Texas và vùng phụ cận tiếp theo một loạt chuổi Phật sự có liên quan đến hiện tình GHPGVNTN nơi quê nhà, điển hình như buổi hội thảo về Tự Do, Dân Chủ , Nhân Quyền và hiện tình GHPGVNTN do hai Công Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Dallas- Fort Worth, tiểu bang Texas, phối hợp tổ chức ngày thứ bẩy 17 tháng 5, 2008, dẫn đến một bản lên tiếng chung, ủng hộ đường lối đấu tranh của nhi. Vị Đại Lão Hòa Thượng lãnh đạo GH Thống Nhất; hoặc như buổi lễ Vinh Danh HT Huyền Quang và Quảng Độ do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận, tổ chức tại nhà hàng 1,200 chỗ ngồi Kim Sơn Restaurant đông ghẹt thính chúng với cây đinh buổi lễ là lời khen tặng và trao bằng Vinh Danh từ chính cá nhân đồng thời đại diện dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Al Green, tiếp dẫn đến Bằng đề cử ứng viên Nobel Hòa Bình cho HT Quảng Độ của Ông Thống Đốc Tiểu Ban Texas, khiến tràng vổ tay tiếp tục nổ ran với các bằng Vinh Danh và trao tặng hoa khác của các Vị Dân Cử địa phương gồm Việt lẫn Mỹ. Niềm vui không ngừng ở đấy cho đồng hương Phật tư? Houston. Một Đại Lễ Phật Đản với Hội Chợ Sức Khỏe (Health Fair}ngày hôm trước thứ bẩy 24 kèm theo việc phân phối thực phẩm của Food Bank, mở đầu thuận lợi cho ngày lễ chính thức cử hành tại chùa Pháp Luân hôm chủ nhật 25 tháng 5, 2008. Và ngay sau Đại Lễ, một biểu tượng trọng đại cho việc xiển dương chánh pháp truyền thừa từ mấy ngàn năm nay, xuất hiện: đó là lễ trình diện Ban Đại Diện Miền THIỆN LUẬT. Đây là cái nhân xúc tác của tập thể Phật tử địa phương xưa và nay, hết lòng hộ trì chánh pháp, vươn danh Bát Chánh Đạo. Trong Ban Đại Diện Miền, phần đông là những Phật tử già tuổi đời, kim cang tuổi đạo. Nhiều vị đã từng xã thân che chở cội bồ đề trước phong ba bão táp thời khởi thủy thập niên 60 của thế kỷ trước. Một số trẻ hơn, đốn ngô. Lý Nhân Nhân Duyên đã trung kiên hộ pháp dưới mọi hình thái cũng như hình tướng của Ông Thiện Ông Ác mà con Phật thường thấy ở chùa. Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác chứng minh lòng thành, đã ban một thời pháp ngắn khiến tứ chúng hoan hỷ, Thiên Tôn vui mừng, Pháp Hoa mở hội. Ngài cũng tặng mỗi thành viên trong Ban Đại Diện mộ kỷ vật nhắc lại ý nghĩa Phật tích vun đắp, tưới dưỡng cội Bồ Đề ngày đêm héo gầy vì chướng ma phá hoại.
Ban Đại Diện Miền Thiện Luật (TB Texas) hình thành theo một thể thức hoàn toàn dân chủ trong ngày 25 tháng 8 năm 2008, tại chùa Pháp Luân, dưới sự chứng minh và chấp thuận của ĐLHT Thích Hộ Giác - Chủ Tịch Văn Phòng 2 Viện Hoá Đạo - GHPGVNTN, có Thành Phần Nhân Sự như sau::
BAN ĐẠI DIỆN MIỀN THIỆN LUẬN
Chánh Đại Diện: TT Thích Giác Đẳng
Phó D: Đ Thích Trí Quảng Phó D: Cụ Trương Văn Túc
Tổng Thý Ký: Viên Hạnh-Nguyễn Bé Phó TTK: Bùi Lang
. Thủ Quỹ: Hương Huỳnh Phó TQ: Trần Kim Xuyến
Uy? Viên Tài Chánh: Trần Kim Xuyến Phó UV-TC: Bích Thuận
Uy? Viên Thanh Niên: Đỗ Phát Hai
Uy? Viên Giao Tế - Cộng Đồng Người Việt: Trần Hiến; Cộng Đồng Ngoại Quốc: Diana Trần
Ủy Viên Từ Thiện & Xã Hội: Bùi Lang Phó UV-TT&XH: Steven Lê + Vy Nguyên Đường
Uy? Viên Văn Hoá & Giáo Dục: Nguyễn Trảng Phó UV-VH&GD: Nguyên Nhã
Uy? Viên Tu Học: Diệu Thanh
Uy? Viên Truyền Thông: Mai Đào Phó UV-TT: Nguyễn Sang
Uy? Viên Nghi Lễ: * Bắc Tông: Le Quang Ninh * Nam Tông: Hải Băng Uy? Viên Kỷ Thuật: Nguyễn Việt

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008

Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang vào bệnh viện

Vì suy tim, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn –

Kính xin chư Tôn đức và đồng bào Phật tử các giới cầu an cho Đức Tăng thống sớm bình phục2008-05-29 PTTPGQTPARIS, ngày 29.5.2008 (PTTPGQT) - Mấy tuần lễ qua, vì tuổi cao và nhiều bệnh vào năm 89 tuổi, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang không được khoẻ. Nên chiều hôm thứ ba, 27.5, do tim yếu chư Tăng Tu viện Nguyên Thiều đã đưa Đức Tăng thống vào Bệnh viện Đa Khoa Quy Nhơn ở khu Trung Cao cấp.Các y sĩ điều trị đang tận tình chạy chữa. Thời gian đầu phải thở bằng oxy, nay sức khoẻ đã khả quan. Do bộ tiêu hoá yếu nên y sĩ phân mỗi ngày làm 6 bữa ăn. Trong cuộc điện đàm với ông Võ Văn Ái sáng nay thì được biết Đức Tăng thống vừa dùng một chén cháo, ăn một ít rau lang cho nhuận trường và uống một ly sữa.Ngày hôm qua, 28.5, Phái đoàn Viện Hoá Đạo gồm 8 vị Hoà thượng, Thượng toạ do Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ dẫn đầu đã đáp tàu lửa ra Bình Định vấn an Đức Tăng thống. Sáng hôm nay Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tăng Viện Hoá Đạo ở Saigòn cùng Hoà thượng Thích Tâm Liên, Chánh Đại diện tỉnh Bình Định, Hoà thượng Thích Thiện Hạnh dẫn đầu Phái đoàn Ban Đại diện Huế và Thượng toạ Thích Thanh Quang dẫn đầu Phái đoàn Quảng Nam – Đà Nẵng vào bệnh viện thăm Đức Tăng thống.Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin trân trọng thông báo đến chư Tôn Đức lãnh đạo GHPGGVNTN Hải ngoại cùng đồng bào Phật tử các giới được biết để làm lễ Cầu An cho Đức Tăng thống sớm bình phục.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

BẢN TIN SINH HOẠT CỦA LIÊN KHUÔN KY 9




BẢN TIN SINH HOẠT CỦA LIÊN KHUÔN PHẬT HỌC KỲ THỨ 9

Theo Lịch sinh hoạt định kỳ, hôm nay là ngày Chủ Nhật 25 tháng 5 năm 2008 nhằm ngày 21 tháng 4 năm Mậu Tý, Nam Nữ Phật Tử Đạo hữu Liên Khuôn Phật học đã tề tựu về tư gia Đạo Hữu Tâm Mỹ (Garden Grove) để tham dự Sinh hoạt Phật Sự lần thứ 9.
“Đến hẹn lại lên”, đúng 2 giớ chiều, tại tư gia Đạo hữu Tâm Mỹ đã rộn rã tiếng chào mừng thăm hỏi nhau , đa số đã hiện hữu, tuy nhiên cũng có ít đạo hữu vắng mặt vì bận công việc hoặc đau ốm. Đồng thời có một số Đạo hữu mới đến sinh hoạt với Liên Khuôn.
Trong cảnh vật Mây Trời cá nưóc, Lan mai cúc trúc cuả vườn cây đủ lọai, đủ màu xinh tưoi mát mẽ, tạo nên cảnh vật như đang ở trong cảnh “Cốc Lâm Tuyền” ngày nào phải không Đạo hữu Gia chủ ?
Giữ đúng chương trình thường lệ , hôm nay Liên Khuôn Phật Học cử hành Khóa lễ Cầu An theo lời thỉnh cầu của Đạo hữu gia chủ.





Trước Bàn Thờ Tam Bảo trang nghiêm, đèn hoa rực rỡ, trầm hương nghi ngút lan tỏa. Ban Nghi Lễ cùng Gia Chủ và các Đạo hữu hiện diện đã cử hành Lễ Cầu An cho Gia đình Đạo hữu Tâm Mỹ cũng như cho toàn thể Đạo Hữu trong Liên Khuôn. Tiếng chuông mõ tung niệm nhịp nhàng. Tiếng tang , linh, khánh âm vang hoà điệu cùng lời xướng tán của Đạo Hữu Tâm Quang Chủ Sám cùng Ban Kinh Sư khi trầm khi bỗng tạo nên không khí trang nghiêm huyền diệu trong toàn Gia trang, chắc sẽ lưu lại trong lòng Đạo hữu gia chủ và gia đình một ấn tượng êm đềm và trang trọng .


Sau khoá lễ toàn thể đã tham dự phần sinh hoạt :
Mỡ đầu Đạo Hữu Quảng Hưng Chánh Đại diện ngõ lời chào mừng sự hiện diện của tất cả đaọ hữu củ cũng như mới đến tham dự. Kế đến Đao hữu Chơn Diệu UV.Thường Trực chuyển lời thăm hỏi của Đạo hửu Nguyên Lệ đang bị bệnh đến Qui Đạo hữu trong Liên Khuôn và hẹn khi khỏe sẽ cùng đi tham gia sinh hoạt Phật sự với Liên Khuôn . Sau đó là phần giới thiệu thành phần Đạo hữu củ với các Đạo hữu mới và ngược lại. Từng tràng pháo tay vang lên hoan hỷ chào mừng nhau.
Trong phần thảo luận, có nhiều ý kiến đóng góp và đã đi đến đồng thuận một số vấn đề như sau:

1/-Do yêu cầu của các Đạo hữu mới, Liên Khuôn Phật Học xác nhận là không thu tiền Niên liễm. Khi cần tịnh tài sẽ đóng góp tùy theo từng nhu cầu

: Phục vụ công tác Phật Sự khi có lễ bái ; thăm viếng phúng điếu khi có Đạo hữu Vợ hoặc Chồng hay Tứ thân Phụ mẫu quá vãng thì ngoài các Khóa Lễ, Liên Khuôn sẽ có đăng báo phân ưu và vòng hoa phúng điếu, Chi phí sẽ chia đều cho mọi người cùng đóng góp.


2/-Kể từ tháng 6/2008 trở đi, Sinh hoạt định kỳ của Liên khuôn được ấn định mỗi tháng một lần vào lúc 2 giờ chiều ngày CHỦ NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA MỖI THÁNG ngoại trừ các khoá lễ bất thường khi có nhu cầu của các Đạo Hữu trong Liên Khuôn.

Sau cùng là phần khoản đãi một bữa trai soạn với nhiều món chay ngon miệng do bàn tay khéo léo của Đạo hữu Quảng Thành (phu nhân Đạo hữu Tâm Mỹ) và các Cháu lo soạn. “Người có lòng nhiệt tình bày biện mời mọc thì kẻ có bụng cũng đã hoan hỷ tiếp nhận từ món này qua món khác” trong không khí nói cười thật là hòa đồng vui vẽ.

Buổi sinh hoạt đã kết thúc vào lúc 5.30 chiều. Bắt tay ra về, Cám ơn nhau đã có cơ duyên cộng nghiệp, cùng mang lại niềm vui và an lạc chung cho nhau, và hẹn tái ngộ trong sinh hoạt kỳ thứ 10 vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 6 và cũng là ngày 01/6/2008.

Garden Grove, ngày 25 tháng 5 năm 2008
Thanh Trúc/Chơn Diệu




Thứ Hai, 26 tháng 5, 2008

Báo Việt Luận ở Úc chất vấn : Ông Võ Văn Ái

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI LOS ANGELES NGÀY 24.05.2008
Báo Việt Luận ở Úc chất vấn : Ông Võ Văn Ái ăn tiền của Mỹ ra sao và bao nhiêu ? Nghĩ sao về Đại lễ Phật Đản LHQ tại Hà Nội ? Tại sao Giáo chỉ số 9 viết sai lệch ngày tháng ? Nghĩ sao về lời Hoà thượng Tâm Châu « quy tội vô minh » cho GHPGVNTN ?

Báo Việt Luận, Cơ quan Ngôn luận của Người Việt Tự do, tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi, số phát hành ngày 9.5.2008 đã phỏng vấn ông Võ Văn Ái trong tư cách Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 9 câu phỏng vấn cũng là những câu chất vấn gay gắt về các vấn đề nóng bỏng trong dư luận : Ông Võ Văn Ái ăn tiền của Mỹ ra sao và bao nhiêu ? Nghĩ sao về Đại lễ Phật Đản LHQ tại Hà Nội ? Tại sao Giáo chỉ số 9 viết sai lệch ngày tháng ? Nghĩ sao về lời Hoà thượng Tâm Châu « quy tội vô minh » cho GHPGVNTN ?
Vấn đề nóng bỏng trong dư luận tuy hiện lên trên phông cảnh sôi động, nhưng cơ bản vẫn nằm trong bối cảnh do Đảng Cộng sản Việt Nam giăng mắc như màng nhện cốt thu bắt các loài phù du. Sáu mươi năm máu lửa cho thấy một sự thật hiển nhiên, là căn bản đấu tranh của người Cộng sản dựa trên bạo lực. Với đối thủ chỉ có tiêu diệt và thảm sát, không có tranh luận phải trái để cộng sinh. Tiến trình tiêu diệt đi hai bước. Bước một vu khống, mạ lỵ nhằm triệt hạ uy tín đối phương hầu tiến tới thanh toán ở bước hai, nhằm chận đứng mọi phản ứng phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc.
Đầu thập niên 90, dưới đề mục « Quê Mẹ lưu vong », báo Công an TP Hồ Chí Minh viết rằng : « Ngay từ cuối những năm 70, Võ Văn Ái đã sử dụng địa chỉ của nhà mình làm nơi « quyên góp » tiền để « ủng hộ những người Việt di tản ». Năm 1979, báo chí Pháp trong đó có tờ Nouvel Observateur đã tố cáo Võ Văn Ái biển thủ 155 triệu phrăng trong số tiến « quyên góp » này. Gần đây, theo các nguồn tin phương Tây, Võ Văn Ái lại lừa đảo về chính trị để làm tiền ». Bài bình luận ký tên Trần Thiên Nhiên đọc trên đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội, phát sóng lúc 14 giờ 30 GMT ngày 19.6.1996, có đoạn mang cùng luận điệu : « Năm 1978, dưới chiêu bài bảo vệ nhân quyền, người chiến sĩ cho tự do nầy (Võ Văn Ái) mở chiến dịch lạc quyên cho một chương trình có tên nghe rất kêu, « Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam », đi vớt những người bỏ Việt Nam đi tìm tự do. Ông ta mở chiến dịch lạc quyên từ tư thất ông ta. Đúng là nhân danh Người Vượt Biển, chiến dịch này mang lại tài sản cho ông ta. Không riêng Việt Kiều biết rõ chiến dịch đáng ngờ này. Báo chí Pháp cũng nói tới chuyện ấy. Ký giả Pháp Gilles Lhote trong bài đăng trên Nouvel Observateur ngày 14 tháng 7 năm 1979 viết : Ông Ái không rõ ràng khi cung cấp kế toán về số tiền 150 triệu quan Pháp mà ông thu được cho chiến dịch ». (Tạp chí Quê Mẹ số 125 phát hành tháng 10.1993 đã lật tẩy vu cáo này khi công bố thư trả lời của tuần báo Nouvel Observateur xác nhận không có số nào phát hành ngày 14.7.1979, và trong ban biên tập không hề có ký giả nào tên Gilles Lhote).
Bài báo « Sự thật về Võ Văn Ái » trên tờ Công An TP Hồ Chí Minh số 364 ra ngày 7.7.1993, ra cùng lượt với bài « Đằng sau cái « Mặt nạ Nhân quyền » Võ Văn Ái là ai ? » trên báo Đại Đoàn Kết số 27, cùng ghi như nhau một chi tiết : « Năm 1964, Võ Văn Ái là nhân viên chìm của một cơ quan tình báo thuộc hạng có thế lực của thế giới ».
Bổn cũ soạn lại, nói mãi chẳng thấy ai tin. Luận điệu đểu cáng của Bộ Công an xuất cảng ra hải ngoại. Sang đầu năm 2000, chiến dịch bôi nhọ của báo chí Cộng sản trong nước (Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lao Động, Đại Đoàn Kết, Công An, An Ninh Thế giới, v.v...) được chuyển tải sang các tay viết mang tên Trần Chung Ngọc, Hoàng Văn Giàu, v.v... trong công ty « Trang nhà Giao Điểm », một Trang nhà mệnh danh Phật giáo, viết hàng loạt bài vu cáo ông Võ Văn Ái « ăn tiền của CIA ». Bồi thêm một loạt bài khác nhưng chung cùng luận điệu vu khống « ăn tiền CIA » qua các tên nặc danh đăng trên « Trang nhà Đông Dương Thời báo » ở Houston.
Rồi cũng từng ấy luận điệu vu cáo hoá sinh qua một số bài nặc danh trong Nhóm Tăng Ni Hải ngoại do bốn ông NĐ, TH, VH, NS chủ trương. Cuối cùng lọt sàng tới nia vào quản bút của tám ông Hoà thượng có tên : Thích Thắng Hoan, Thích Trí Chơn, Thích Chơn Thành, Thích Nguyên Lai, Thích Hạnh Đạo, Thích Nguyên An, Thích Tín Nghĩa và Thích Nguyên Trí đồng ký tên dưới bức thư chung viết ngày 4-12-2007, tung lên mạng Internet công khai phủ nhận Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, và tố cáo ông Võ Văn Ái « làm việc cho ngoại bang », « ăn tiền của ngoại bang ». Mấy năm trước đó, khi còn giữ chức vụ trong GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, Sư Thích Tín Nghĩa cũng từng bắn tin như vậy, lại còn vu cáo ông Võ Văn Ái là « gián điệp nhị trùng » « vừa làm cho KGB vừa làm cho CIA », còn ông Trần Quang Thuận thì vu cáo ông Võ Văn Ái làm cho « Phòng Nhì Pháp ». Trong buổi họp Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ ở chùa Diệu Pháp, Nam California, ngày 16.3.2006, ông Ái đã chất vấn Sư Tín Nghĩa việc này và yêu cầu hoặc trưng bằng cớ trước hội nghị chư Tăng, hoặc rút lại lời vu khống. Sư Tín Nghĩa đã phải xin lỗi và nói rằng « nghe người ta nói như thế », chứ không có bằng chứng.
Những vu khống triền miên như vậy trải qua trên hai mươi năm trời, khiến hoang mang trong dư luận một số người. Đặc biệt gần đây còn thêm sự kiện một số nhà sư thuộc Giáo hội Nhà nước được Sư Thích Quảng Ba bảo lãnh sang Úc mở nhiều địa chỉ E.mail và Trang Nhà tiếp tục phổ biến các tin mạ lỵ nói trên, vừa đánh phá GHPGVNTN vừa làm những văn kiện Viện Hoá Đạo giả gây ly gián cộng đồng Phật giáo hải ngoại. Có lẽ vì vậy mà báo Việt Luận đã đưa ra 9 câu phỏng vấn ông Võ Văn Ái trên những vấn đề nóng bỏng. Thư đề nghị phỏng vấn của ông Lê Anh Dũng, Chủ nhiệm Việt Luận, xác nhận điều này khi viết cho ông Võ Văn Ái : « Có câu hỏi nào chạm tự ái của ông, xin ông lượng giải vì chúng tôi chỉ muốn cho độc giả biết sự thật về một người có tầm vóc quốc tế mà thôi ».
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải các câu trả lời chất vấn của báo Việt Luận dưới đây như một cách trả lời chung cho nhiều độc giả viết thư hay điện thoại tới Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hỏi thăm. Người thì âu lo, thông cảm, người thì thắc mắc, e dè. Nhưng cho tới nay, chúng tôi giữ im lặng và chưa có hồi âm chính thức. Do chúng tôi nghĩ rằng, mình là người da vàng, bỗng nhiên có người quy kết mình da đen, da đỏ... chả lẽ mình bô bô cải chính ?!
Việt Luận (VL) : Những kỳ Đại lễ Phật Đản LHQ trước đây (ở Thái Lan) Phòng Thông tin PGQT và Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đặt tại Hoa Kỳ có được mời tham dự không? Nếu có, VP2 đã đóng góp được gì, và có biết gì về việc IOC thuận cho VN tổ chức UN Vesak 2008 khong? Nếu không được mời, xin ông cho biết tại sao?
Võ Văn Ái (VVA) : Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), cũng như Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thường được mời trong các sinh hoạt Phật giáo trên thế giới. Riêng với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế do tôi điều hành, vì ngân qũy hạn hẹp, nên chúng tôi chỉ nhận lời mời khi ban tổ chức đài thọ phí di chuyển và ăn ở trong thời gian hội nghị.
VL : Kỳ UN Vesak năm nay 2008, về phía GHPGVNTN trong nước và Văn phòng ở Hải ngoại có được mời không?
VVA : Không.
VL : Nếu KHÔNG được mời , ông nghĩ là tại sao? Nếu CÓ được mời, thì GHPGVNTN trong nước và Hải ngoại có tham dự không?
VVA : Trong Thông bạch Phật Đản Pl. 2552, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) viết rõ rằng : “Không tham dự, cũng không cử đại biểu tham dự; và tuyên cáo với nhà cầm quyền Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam rằng, cái gì của Phật giáo hãy trả lại cho Phật giáo”.
Thông bạch giải thích vì : “Nhà nước cộng sản Việt Nam, bản chất của cộng sản là vô thần. Vô thần trong triết học, vô thần trong hành động. (...) Trên thực tế hơn 60 năm qua trên cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, Cộng sản có thương gì các tôn giáo đâu? Có thương gì Phật giáo đâu?!”. (...) Hơn 30 năm qua, sau ngày cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, vi phạm hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã gây ra không biết bao nhiêu điêu linh thống khổ cho dân tộc. Cùng chung vận nạn với toàn dân, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng đã liên tục bị đàn áp, bức hiếp, hãm hại. Vậy mà nay Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại bày trò đăng cai tổ chức lễ Phật đản Vesak 2008, chúng tôi không tin sự kiện này phát xuất từ cõi lòng chân thật của Cộng sản đối với Đức Phật, đối với Phật giáo, mà xuất phát từ động cơ chính trị, lợi dụng Phật đản để sơn phết bộ mặt yếu kém về tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của Cộng sản Việt Nam trước đông đảo quan khách quốc tế đến tham dự Phật đản Vesak 2008 tại Hà nội”.
Đại lễ Phật Đản LHQ 2008 năm nay do Nhà cầm quyền Cộng sản đăng cai tổ chức tại Hà Nội. Ai cũng biết rằng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam theo chế độ độc tài toàn trị. Điều 4 trên Hiến pháp quy định tính chất độc tài này trên lĩnh vực quản lý đất nước cũng như lĩnh vực tư tưởng và tín ngưỡng. Vì điều 4 xác định Đảng Cộng sản là tổ chức duy nhất quản lý đất nước, đồng thời áp đặt tư tưởng Mác Lenine. Điều này có nghĩa tư tưởng Việt Nam với nền văn hiến bốn nghìn năm không được công nhận.
Bản Báo cáo của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do trên Thế giới (US Commission on International Religious Freedom), là cơ quan do Quốc hội Hoa Kỳ cho thiết lập, vừa công bố tại Hoa Thịnh Đốn hôm 2.5.2008, đề nghị đặt CHXHCNVN vào lại trong danh sách 11 quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC, Country of Particular Concern) : Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Iran, Pakistan, Trung quốc, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan và Usbekistan. Trước đây, năm 2004 và năm 2005 Việt Nam đã bị đặt vào danh sách này, nhưng được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên ra năm 2006. Nay Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới tuyên bố là Việt Nam cần đặt lại trong danh sách CPC vì Việt Nam “vẫn tiếp tục đối xử tồi tệ, phân biệt đối xử và hạn chế tự do tôn giáo. Chính quyền vẫn tiếp tục cầm tù và bắt giữ hàng chục người lên tiếng bênh vực cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Phật tử thuộc dân tộc ít người và tín hữu Tin Lành thường xuyên bị sách nhiễu, đánh đập, bắt giam, cầm tù, phân biệt đối xử và tiếp tục bị bó buộc phải chối bỏ tín ngưỡng họ”. Ủy hội Hoa Kỳ nhận xét rằng “sự hạn chế và đối xử tồi tệ đối với GHPGVNTN vẫn tiếp diễn nghiêm trọng trong vấn đề tự do tôn giáo”, như hạn chế tự do đi lại, tự do ngôn luận và tự do hội họp, mà “nghiêm trọng nhất là sách nhiễu hàng giáo phẩm Tăng Ni và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử thành viên của GHPGVNTN”. Ủy hội Hoa Kỳ cũng quan tâm đến việc “quản chế dài hạn Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ”. (...) “Việc đàn áp GHPGVNTN không chỉ nhắm vào hàng giáo phẩm cao cấp mà còn trực tiếp phá cản chư Tăng thuộc các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh thành”. Bản báo cáo đưa ra một loạt sự kiện công an sách nhiễu, thẩm vấn, “tố khổ trước quần chúng”, trục xuất Tăng Ni ra khỏi chùa, hay vận động quần chúng Phật tử tố giác chư Tăng Ni hoặc tẩy chay không đến chùa, nếu họ không thi hành sẽ bị mất công ăn việc làm, con cái không được đi học. Bản báo cáo nhấn mạnh đến việc nhà cầm quyền tìm cách trục xuất Thượng tọa Thích Trí Khải ra khỏi chùa Giác Hải ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
Vì thực trạng trên đây mà Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới thỉnh cầu Chính phủ Hoa Kỳ hãy có hành động để nhà cầm quyền Việt Nam “phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngoài Giáo hội Phật giáo Nhà nước, kể cả quyền tự do sinh hoạt của các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh thành và Gia Đình Phật tử Việt Nam mà không bị hạn chế hay sách nhiễu”.
Mặt khác, dù tổ chức ở bất cứ đâu hay tại quốc gia nào, Đại lễ Phật Đản phải do chư Tăng Ni, Phật tử của quốc gia ấy đứng ra đảm nhiệm và điều hành. Cũng thế, kỵ giỗ Ông Bà là trách nhiệm của con cháu. Chả lẽ ông Lý trưởng làng thôn, hay Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân lại đứng ra chủ trì cúng kiến thay con cái sao ?!
Đại lễ Phật Đản là đại lễ tôn giáo, không thể để cho bất cứ tập đoàn chính trị nào thao túng để « buôn thần bán thánh ».
VL : Nếu KHÔNG tham dự, ông cũng biết UN Vesak 2008 - cũng như các năm trước - do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, với sự tham dự rộng rãi của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức Phật giáo cùng đông đảo tăng ni cao cấp trên thế giới là một diễn đàn quốc tế quan trọng. Như thế tại sao GHPGVNTN không dự để nói lên tiếng nói chân chính của Phật giáo Việt Nam tại một diễn đàn quốc tế? Nếu lấy thái độ tẩy chay, ông có nghĩ là đã khoáng trắng cho nhà cầm quyền Hà nội không?
VVA : GHPGVNTN bị đàn áp liên tục và khốc liệt từ 33 năm qua. Sớm nhất và đi đầu trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam là cuộc tự thiêu của 12 Tăng Ni thành viên của GHPGVNTN ngày 2.11.1975 tại Thiền việc Dược Sư ở Cần Thơ. Cho tới nay Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ vẫn còn bị quản chế tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, và tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon, 20 Ban Dại diện Giáo hội tại các tỉnh thành bị sách nhiễu, đàn áp. Trong tháng tư vừa qua, 300 công an đến phá sập cổng chùa Phước Huệ ở Quảng Trị, phá tượng Đức Phật Đản sinh, hạ cờ Phật giáo, còn cướp đi 83 triệu đồng và máy vi tính, điện thoại di động, đàn áp Thượng toạ Thích Chí Thắng và chư Tăng chùa Phước Thành ở Huế vì chùa cho đặt Văn phòng Đại diện GHPGVNTN Thừa thiên – Huế. Mới hôm 29.4 vừa qua, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận đến bẻ khoá đột nhập chùa Giác Hải ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, trục xuất Thượng toạ Thích Trí Khải, Phó Ban Đại diện GHPGVNTN mong chiếm chùa làm Lễ đài cho Đại lễ Phật Đản LHQ 2008 của Nhà nước cộng sản.
Trong hoàn cảnh như thế, GHPGVNTN còn quyền gì mà “khoán trắng hay không khoán trắng” cho Nhà cầm quyền Hà Nội như quý báo thắc mắc ?!
Cần hiểu rằng ngày 15.12.1999 gần hai trăm quốc gia thành viên LHQ thông qua Nghị quyết «Công nhận quốc tế về ngày Lễ Vesak tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York” (United Nations Day of Vesak) ». Kể từ đó, Đại lễ Phật Đản đầu tiên năm 2000 được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York. Sau đó, tuỳ thuộc sự đăng cai của các quốc gia và nếu được chấp nhận thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại quốc gia này và do quốc gia này quán xuyến. Chứ không là LHQ bảo trợ tổ chức theo nghĩa điều hành và tài trợ.
Năm nay CHXHCNVN xin đăng cai tổ chức. Việc tổ chức theo báo chí trong nước loan tải thì do nhà cầm quyền Hà Nội bao trọn gói điều hành, từ tài trợ đến tổ chức. Ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ làm Trưởng ban Điều phối Quốc gia Đại lễ Vesak 2008 của LHQ, tức nhà cầm quyền Cộng sản thống lĩnh tổ chức chứ không là Phật giáo, kể cả Phật giáo quốc doanh. Ông Doanh cho biết “Chủ trì các Tiểu ban Tuyên truyền, An ninh, Tài chính - Hậu cần (cho Đại lễ Phật Đản) là các cơ quan Nhà nước ». Trong khi ấy, theo Thông bạch Hướng dẫn tổ chức phát hành ngày 7.1.2008 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Nhà nước, thì Giáo hội Phật giáo Nhà nước chỉ đóng vai trò phụ thuộc : « Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự GHPGVN hướng dẫn việc tổ chức Đại Lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 ».
Vấn đề không là hễ có “sự tham dự rộng rãi của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức Phật giáo cùng đông đảo tăng ni cao cấp trên thế giới là một diễn đàn quốc tế quan trọng”. Câu hỏi của quý báo đặt trên số lượng, chưa quan tâm đến phẩm chất, đến bản chất chính – tà, đặc biệt do quốc gia chủ nhà nào đứng ra tổ chức.
Thời đại Phát xít Đức Quốc Xã, Thế vận hội Thế giới năm 1936 tại Berlin cũng quy tụ nhiều quốc gia, nhiều đoàn thể thao giá trị lắm chứ. Thế nhưng thế giới văn minh thời ấy hoặc tẩy chay hoặc không công nhận như một sự tập họp quan trọng. Tương tự như vậy, Thế vận hội Thế giới năm 1980 tại Mạc Tư Khoa.
VL : Được biết trước đây văn phòng của ông được cơ quan Hoa kỳ NED trợ cấp hàng năm một ngân khoản để tranh đấu cho tự do và dân chủ cho Việt Nam, xin ông cho biết là trợ cấp hiện nay có còn hay không? Xin ông có thể mô tả tổ chức của ông đã làm được gì cho tự do và dân chủ cho VN?
VVA : Vì đối tượng phỏng vấn là vấn đề Phật giáo của một người làm việc cho Phật giáo, nên bình thường câu hỏi trên sẽ được trả lời ngắn gọn là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế không nhận một tài trợ nào đến bất cứ từ đâu, ngoài sự tự nguyện tham gia và đóng góp của Giáo hội và đồng bào Phật tử. Chấm hết.
Nhưng tôi đoán quý báo phản ảnh những luồng dư luận của báo chí Cộng sản trong nước vu cáo chúng tôi, tiếp đấy là các Trang nhà ủng hộ Hà Nội như Giao Điểm, Đông Dương Thời báo ở Hoa Kỳ, mà lập trường được ghi rõ trên Trang nhà của họ là “TIẾNG NÓI CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI VẬN ĐỘNG TOÀN DÂN TRONG NƯỚC VÀ HẢI NGOẠI QUYẾT TÂM CÙNG QUÂN ĐỘI VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HOÀN THÀNH ƯỚC MƠ DÂN TỘC LÀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN VĂN HÓA: GIẢI HOẶC VÀ GIẢI TRỪ GIẶC ÁO ĐEN VATICAN, GIẶC ÁO ĐEN BẢN ĐỊA VÀ GIẶC TIN LÀNH”. Lại thêm sự kiện gần đây, kể từ Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007, thì một số chư Tăng và Cư sĩ ly khai GHPGVNTN dùng các luận điệu cộng sản trên đây để vu cáo chúng tôi theo huyên truyền của Công an cộng sản, mà mục tiêu nhằm dập tắt tiếng nói Phật giáo của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và công cuộc vận động quốc tế cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam.
Vì vậy tôi phải đề cập dài để trả lời từ ngọn ngành của câu hỏi. Chứ không thể nói có hay không như tại các phòng thẩm vấn của công an.
Hiện tôi giữ hai chức vụ của hai tổ chức khác nhau : Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kiêm Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN.
Cơ sở Quê Mẹ ra đời tại Paris cuối năm 1975 hoạt động trên ba lĩnh vực văn hoá, nhân quyền và cứu sống Người Vượt Biển thông qua tạp chí Quê Mẹ, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Uỷ ban Cứu Sống Người Vượt Biển. Nhận thức tình hình điêu linh của đất nước cần có sự tập họp cứu nguy của mọi thành phần dân tộc, nên ngay từ đầu cho đến về sau, tổ chức Quê Mẹ không mang màu sắc tôn giáo hay đảng phái để có thể phục vụ cho ngưỡng vọng toàn dân Việt. Chủ trương này vẫn tiến hành cho đến ngày hôm nay.
Do có liên hệ với Giáo hội Phật giáo từ thập niên 40 và là Phật tử, và do sự thỉnh mời của các bậc Cao tăng trong nước vào năm 1992, tôi nhận lời giúp GHPGVNTN và hình thành Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris để giúp thông tin và vận động cho Phật giáo trên trường quốc tế.
Trước măm 1975, tôi làm chủ một nhà in tại Paris. Từ khi Cơ sở Quê Mẹ ra đời, chúng tôi dùng lợi tức của nhà in để hoạt động. Tai nạn bắt đầu vào năm 1978, khi Cơ sở Quê Mẹ xướng xuất chiến dịch Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam vào tháng 11.1978. Chiến dịch này được các bạn hữu quốc tế, từ nhân sĩ, trí thức, nhà văn, giáo sư đại học đến chính giới... tham gia ủng hộ. Nhờ vậy con Tàu Đảo Ánh Sáng đã ra biển Đông vớt Người Vượt Biển năm 1979. Thoạt đầu chúng tôi chỉ muốn đánh tiếng chuông cảnh tỉnh về thảm trạng Người Vượt Biển, không mong gì quyên đủ tiền thuê tàu. Nào ngờ chiến dịch được nhân dân Pháp, Châu Âu và trên thế giới nhiệt liệt hưởng ứng.
Thời ấy âm hưởng chiến tranh Việt Nam còn dư vang. Đa số dư luận bị phe tả và Liên xô tuyên truyền, nên Tây phương nhìn người Vượt Biển như những”tội phạm chiến tranh” hay “tay sai của Mỹ”. Ký giả đài Truyền hình Hoà Lan đến Paris phỏng vấn tôi, anh là người đảng Xã hội, nên hỏi rằng :
- Vì sao phải quyên tiền giúp cho những người thân Mỹ, tay sai Mỹ qua chiến dịch Con Tàu đi vớt người ? Tôi đáp :
- Nếu anh đang đi dọc các con lạch (Gracht) ở thủ đô Amsterdam, bỗng thấy một người chết đuối đang ngoi đầu kêu cứu, anh sẽ nhảy xuống cứu người ấy, hay anh đặt câu hỏi người ấy theo phe tả hay phe hữu, người ấy theo Mỹ hay chống Mỹ, rồi anh mới quyết định cứu ?
Hiển nhiên trong cuộc phỏng vấn ấy tôi còn giải thích nhiều đến chế độ độc tài Cộng sản và thành phần nghèo khổ ra đi, có khi vì tương lai con cái chắt mót tiền của gửi con đi trước, v.v...
Buổi phỏng vấn của tôi được chiếu đi chiếu lại 3 lần trước dịp Giáng sinh năm 1978. Nhân dân Hoà Lan mủi lòng trước thảm nạn Người Vượt Biển gửi tiền về Đài Truyền hình ủng hộ. Trong vòng 10 ngày thu được 8 (tám) triệu quan Pháp thời ấy để cứu sống Người Vượt Biển Việt Nam. Lúc bấy giờ mỗi giờ có 55 người Vượt Biển tắp vào bờ biển Mã Lai. Tại Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam, trụ sở đặt tại toà soạn tạp chí Quê Mẹ, nhân dân Pháp đóng góp trong vòng hai tháng được 3 (ba) triệu quan Pháp.
Đảng Cộng sản Pháp nóng mặt thay cho Đảng Cộng sản Việt Nam cũng mở chiến dịch góp tiền giúp Hà Nội. Những áp phích lớn 2, 3 mét dán khắp nuớc Pháp. Nhưng trong vòng 2 tháng chỉ thu được nửa triệu quan Pháp.
Trên kia tôi nói tai nạn của chúng tôi bắt đầu vào năm 1978 khi khai sinh chiến dịch Một Con Tàu cho Việt Nam. Là vì sự đánh phá phát khởi từ Hà Nội thông qua các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, các cơ quan truyền thông đại chúng của Cộng sản, v.v... vu khống, mạ lỵ tôi và chiến dịch con tàu đi vớt người này. Rồi thông qua những bàn tay nối dài nằm vùng trong Cộng đồng Người Việt Tị nạn thư rơi, thư rớt nói tôi lợi dụng Con Tàu lấy tiền bỏ túi. Hai ông « nhà báo quốc gia » ở Paris cung cấp “hồ sơ tin vịt” cho tuần báo cực hữu Minute của Pháp viết bài mạ lỵ tôi. Trong khi ấy tờ Văn Nghệ Tiền Phong viết bài rêu rao “Con Tàu Ma”. Chính diện là vu cáo Võ Văn Ái, nhưng phản diện là phá chiến dịch Một Con Tàu cho Việt Nam đi cứu người Vượt Biển, đang là tiếng vang lớn quốc tế tố cáo chế độ sát nhân của Hà Nội.
Tôi chỉ xướng xuất chiến dịch và vận động công luận Âu Mỹ Á cho con tàu thành hình. Việc tài chánh thu chi do các bạn Pháp trong Uỷ ban làm thủ qũy cáng đáng.
Tôi truy tố tuần báo Minute ra trước toà án Paris. Tất cả sổ sách, chi thu của Nhà in, của riêng cá nhân tôi, cũng như của Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam được thu tập trình toà chứng minh chúng tôi không động một tơ hào trong việc Cứu Người Vượt Biển.
Tôi thắng kiện tuần báo Minute. Nhân chứng trước toà là các bạn Pháp và ngoại quốc trong Uỷ ban Con Tàu : Nhà Toán học Leonid Pliouchtch, người Ukraine, Nhà văn nữ Claudie Broyelle, Chủ tịch Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam. và Nhà báo Olivier Todd, Chủ bút tuần báo Express, bà Françoise Gautier, Thủ qũy Uỷ ban Con Tàu. Minute phải trả tiền in án lệnh trên 3 tờ báo lớn ở Paris và trên báo Minute. Đây là một ví dụ của « con kiến kiện củ khoai ». Vì báo Minute thế lực và giàu có. Tôi là người tị nạn cô thân. Thời ấy báo Minute chuyên viết các bài chống người Vượt Biển vào Pháp hoặc diễu cợt thân phận thuộc địa cũ của Pháp. Lấy lý do người Việt sẽ cướp công ăn việc làm của dân Pháp. Lý luận không mấy nhân đạo. Song dễ xúc động giới bình dân Pháp nào có tinh thần chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Khi mở đầu chiến dịch chúng tôi thăm dò thuê tàu. Có năm hãng hứa cho thuê. Nhưng khi có đủ tiền, thì cả năm nơi đều lấy đủ cớ khước từ. Nguyên do là một Công đoàn thuộc đảng Cộng sản làm áp lực để chiến dịch Con Tàu thất bại, nên họ áp lực các hãng tàu không cho chúng tôi thuê. Chúng tôi loan báo trên tạp chí Quê Mẹ nỗi khó khăn. Nhờ vậy, trong cơn thất vọng tràn trề thì phép lạ hiện ra. Vào lúc 3 giờ sáng, một bà độc giả Quê Mẹ từ Noumea, thủ đô Nouvelle Calédonie thuộc Pháp trên biển Thái Bình dương, điện thoại sang cho biết chồng bà là chủ chiếc tàu Đảo Ánh Sáng, khách thuê vừa trả nên sẵn sàng cho chúng tôi thuê. Liền hôm sau chúng tôi cử người bay sang Nouvelle Caledonie ký hợp đồng thuê tàu. Thế là chiến dịch hoàn thành.
Do phải chống chọi như vậy, cộng với sự vu khống, chửi bới ra rả hằng ngày về một “Con Tàu Ma”, chúng tôi cùng với tất cả thợ thầy trong nhà in đổ xô vào hoạt động cho Con Tàu thành hình ra Biển Đông vớt người. Bỏ bê khách nhà in. Siêu thị Samaritaine là khách lớn của chúng tôi tại Paris đánh điện tín cho biết gọi điện thoại 53 lần để giao món in, nhưng đường dây lúc nào cũng bận. Đấy chỉ là một trong bao nhiêu ví dụ.
Vì vậy nhà in của tôi bị vỡ nợ và bị nhà nước Pháp tịch biên gia sản năm 1982. Sở Thuế vụ Pháp cử một Uỷ viên tài chánh đến điều tra và kiểm soát chi thu của Nhà in trong vòng 2 tháng. Kết luận về sự vỡ nợ của Nhà in bị đem bán phát mải, bản phúc trình viết :
“Qua cuộc xử đoán ngày 29.1.1982, Toà án thương mại hạt Hauts-de-Seine đã tuyên lệnh tịch biên gia sản ông Võ Văn Ái và chỉ định Luật sư Calmels làm quản tài;
“Qua những khó khăn có thể biện giải bằng sự kiện hầu hết mọi hoạt động của ông Võ Văn Ái đều cung hiến cho công tác đấu tranh cho Nhân quyền và đặc biệt cho vấn đề cứu trợ những người tị nạn Việt Nam;
“Qua lý do bị mất hết những khách hàng quen thuộc và chính yếu, tổng số tiền thu nhập trong hai niên khóa 1980 và 1981 của ông Võ Văn Ái xuống rất thấp”. (xin xem tường trình chi tiết và tư liệu về vụ tịch biên gia sản này trên tạp chí Quê Mẹ số 51-52 đầu năm 1983).
Sạt nghiệp. Hết phương tiện tài chánh đấu tranh. Chúng tôi đau đớn bó tay.
May thay các bạn bè ly khai Đông Âu, Liên Xô cũ cám cảnh đứng ra thành lập tại Paris “Hội Những Người bạn của Quê Mẹ” (Association Les Amis de Quê Mẹ) do nhà Toán học Leonid Pliouchtch làm Chủ tịch với một Ban Bảo trợ gồm 172 nhân sĩ quốc tế, trí thức, nhà văn, nhà báo, giáo sư đại học. Tiêu biểu như Raymond ARON, Triết gia, Stanilas BARANCZAK, Giáo sư Đại học Havard, Kịch tác gia, Samuel BECKETT, Giải Nobel Văn học, André BERGERON, Tổng thư ký Lực lượng Thợ thuyền Pháp, Alain BESANSON, Giáo sư Xã hội học, Sorbonne, Vladimir BOUKOWSKI, Nhà văn ly khai Nga, Pierre EMMANUEL, Thi sĩ, Viện sĩ Hàn Lâm viện Pháp, André GLUCKSMANN, Triết gia, Paul GOMA, Nhà văn ly khai Lỗ Mã Ni, Petro GRIGORENKO, Cựu Đại tướng Hồng quân ly khai Nga, Eugene IONESCO, Kịch tác gia, Viện sĩ Hàn Lâm viện Pháp, Lane KIRKLAND, Chủ tịch Công đoàn Hoa Kỳ AFL-CIO, Arthur KOESTLER, Nhà văn, Bernard-Henry LEVY, Nhà văn, Hubert MATOS, Tổng thư ký Phong trào Độc lập Dân chủ Cuba, Czeslaw MILOSZ, Thi sĩ, Giải Nobel Văn học, Edgar MORIN, Nhà Xã hội học, Iris MURDOCH, Nhà văn nữ, Susan SONTAG, Nhà văn nữ, Olivier TODD, Nhà văn nhà báo, Pierre VIDAL-NAQUET, Giáo sư Đại học v.v...
Hội tung Lời kêu gọi như sau (trích từ Tạp chí Quê Mẹ số 51-52 đầu năm 1983) :

Đây là sự cứu trợ quốc tế đầu tiên cho Cơ sở Quê Mẹ trên phương diện tài chánh. Sau đó Hội tìm những nguồn tài trợ quốc tế khác, khi ít khi nhiều. Nhưng cho đến nay tất cả các nguồn tài trợ chỉ được chúng tôi chấp nhận theo hai nguyên tắc : một là đến từ các tổ chức nhân quyền hay dân chủ ; hai là không đặt ra một điều kiện hay áp lực nào trên mặt ý thức hay lập trường trái chống với chủ trương của cơ sở Quê Mẹ là dân tộc, dân quyền, dân chủ theo truyền thống văn minh Việt Nam.
Chúng tôi không hỗ thẹn việc tiếp nhận sự tài trợ trong tinh thần huynh đệ quốc tế ở vào hoàn cảnh mà chúng tôi không còn một phương tiện nào khác để hoạt động.
Ở những chính kiến khác nhau, nhưng các nhà cách mạng Việt Nam tiền bối vẫn cầu viện như chúng tôi mà thôi. Lấy hai ví dụ trái ngược trên phương diện chính kiến : Cụ Phan Bội Châu khi ra hải ngoại đã đến cầu viện tại các toà Đại sứ Đức, Nhật, Liên Xô, v.v... Ông Hồ Chí Minh viết bức thư ngày 19.2.1925 gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản ở Mạc Tư Khoa xin 5000 (năm nghìn) Mỹ kim cho các việc “đặt cơ sở hoạt động ở Quảng Châu, ở cực nam tỉnh Quảng Đông, ở Băng Cốc, ở Tích Kho, ở Lạc Phách, phái một đồng chí về trong nước thu thập tin tức, phái một hay nhiều đồng chí đi làm trên các tàu chạy đường Trung quốc – Đông Dương”. Bức thư này còn báo cáo việc thành lập Đảng đầu tiên : “Chúng tôi đã lập được một nhóm bí mật 9 người (...) Trong số những người đó, có 5 đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản. Chúng tôi còn có 2 đoàn viên dự bị Đoàn Thanh niên Cộng sản”. (xem Bác Hồ trên đất nước Lê-Nin, Hồng Hà, NXB Thanh niên, Hà Nội 1980, trang 169-171).
Cần chú ý số tiền 5000 Mỹ kim ông Hồ xin Liên xô ở vào thời giá năm 1925.
Xem thế thì vấn đề cầu viện là chuyện không hiếm đối với những cá nhân hay ngay cả Nhà nước một quốc gia trong công cuộc hoạt động ở hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện. Vấn đề chính yếu là cá nhân hay quốc gia ấy có “bán linh hồn” hoặc “làm tôi tớ” khi đi cầu viện ?
Điều đáng buồn mà số lớn dư luận người Việt mắc phải là sự chụp mũ do não trạng Stalinnit những năm 30 gạt hết kẻ thù về phe “đế quốc chó săn”. Trong hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam, phe Cộng sản tố cáo những ai không theo mình là “tay sai của Phòng Nhì” thời Pháp, hay “của Xịa” (CIA) thời Mỹ để giết hại. Ngày nay một số người vẫn sử dụng bia miệng này để vu cáo, thảm sát người hiền lương.
Trong các nước văn minh, dân chủ, và ngay dưới thời quân chủ các thế kỷ trước vốn có truyền thống Mecenat (Mạnh Thường Quân) để nâng đỡ học thuật, văn nghệ sĩ, khoa học, v.v... Một ví dụ điển hình là vọng tộc Médicis từ thế kỷ 15 đến 17 đã bỏ tiền của giúp đỡ phát huy nghệ thuật, bênh vực những nhà bác học, hoạ sĩ như Verrocchio, Galilée, Boticelli, thành lập Hàn lâm viện đầu tiên về Khoa học tự nhiên tại châu Âu, phát triển ngành in, v.v... Ngày nay theo gương ấy và quy mô hơn, ở Hoa Kỳ có hàng trăm Sáng hội tài trợ phát triển trên các lĩnh vực học thuật, văn chương, khoa học, kinh tế, xã hội, nhân quyền, dân chủ, v.v... Những Sáng hội này làm việc công khai, minh bạch. Họ lấy lợi tức từ người giàu có chia sớt cho người thiếu thốn để phát triển mọi phát kiến mang lại phúc lợi cho xã hội. Ai có dự án tốt, có khả năng thực hiện, có thể tìm đến các Sáng hội này trình bày dự án. Hội đồng quản trị Sáng hội xem xét thực chất của dự án để tài trợ hay không. Biết bao người vượt biển tị nạn, các chùa viện, cơ sở tôn giáo, xã hội đã từng xin những khâu tài trợ như vậy. Có khi chỉ để mở trường dạy lái xe hơi cho người tị nạn. Không là chuyện lạ. Cũng không là “tiền của Xịa” theo lối nói của các ông Cộng sản và bọn khuyển mã. Nhờ những Sáng hội Mạnh Thường Quân này mà học thuật, văn học, nghệ thuật, kinh tế, xã hội được phát triển ở phương Tây. Hình thức “cúng dường” trong các chùa, nhà thờ cũng thế thôi chứ gì ?
Một trong muôn nghìn ví dụ về tinh thần chia sẻ, cứu giúp huynh đệ này có thể thấy tại tỉnh bang Alberta ở Canada. Từ khi khám phá ra mỏ dầu hoả, tỉnh bang bốc giàu cách bất ngờ. Lẽ ra các ông tư bản này tích trữ tiền vào ngân hàng. Nhưng không, chính quyền tỉnh bang lấy quyết định chia bớt lợi tức cho dân nghèo các quốc gia Nam Mỹ, Phi châu. Ví dụ tại các vùng nghèo hai địa lục này, tỉnh bang hứa sẽ xây cất nhà ở cho dân nghèo miễn phí với điều kiện địa phương ấy phải bỏ tiền mua đất. Chẳng hạn nếu cơ quan từ thiện địa phương đủ tiền mua 10 mẫu đất, rồi trình dự án xây cất nhà cho dân nghèo, mỗi nhà giá bao nhiêu, 10 nhà, 100 nhà, 200 nhà... Tỉnh bang Alberta sẽ xuất tiền xây nhà biếu không cho dân nghèo ở. Một ví dụ khác ai cũng biết là trận bão thần Tsunami tại Á châu cuối năm 2004 gây chấn động thế giới. Thầy Thích Nguyên Thảo ở vùng Vancouver, Canada, liền bán đất và chùa Hoa Nghiêm lấy tiền đi cứu trợ. Tiền bán chùa được nửa triệu Gia kim. Chính phủ Canada xuất thêm nửa triệu Gia kim cho Thầy Nguyên Thảo đem giúp nạn dân châu Á. Ấy là cung cách chính quyền một nước văn minh khuyến khích công tác từ thiện xã hội, khuyến khích dân biết xẻ cơm nhường áo. Khuyến dạy bài học Từ Bi, dù Canada và dân Canada không theo đạo Phật. Những quốc gia không Phật giáo đang dạy cho các nuớc Phật giáo học lại bài học Từ Bi họ đã quên vì chăm chú tụng đọc kinh Từ bi đến quên mất hành xử từ bi !
Những người « Việt » trong nhóm Giao Điểm, Đông Dương Thời báo, Về Nguồn, Thân hữu Già Lam, Tăng Ni Hải ngoại... nghe các tin này ắt sẽ bỉu môi ngồi viết hàng loạt bài viết thuê chửi mướn đại loại theo điệu « hoạt động của CIA tại Nam Mỹ và Phi châu » nếu không là « vạch trần âm mưu tình báo chiến lược » của đế quốc da trắng Canada cấu kết với đế quốc Mỹ ! Nghĩ cũng lạ, bọn người này từng học vỡ lòng Phật giáo về hai chữ Từ Bi. Nhưng chẳng bao giờ hiểu được Từ Bi là gì. Và cũng chưa từng thực hiện Từ Bi trong đời sống. Bắt bọn họ chia bớt áo quần, tiền bạc cho nhân dân khốn khổ trong thế giới hiển nhiên là điều quá sức họ. Nhưng nội việc xin họ Từ bi trong lời nói, trong ý nghĩ thôi, đã là chuyện trần sanh.
Tổ chức NED, chữ viết tắt của National Endowment for Democracy mà quý báo đề cập là một Sáng hội kiểu đó, tức Qũy Quốc gia tài trợ Dân chủ. Sáng hội này đã giúp cho hàng trăm phong trào dân chủ trong thế giới có phương tiện hoạt động mà không bắt phải thi hành một sách lược chính trị nào. Ngân qũy của Sáng hội do Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp với quyết định đồng thuận xuất ngân của hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ. Riêng tại Việt Nam, thì NED đã từng tài trợ cho Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh để phát triển việc Nghiên cứu kinh tế thị trường tự do, Đại học Đà Lạt nhằm huấn luyện 140 Giảng viên ngành Kinh doanh, Phòng Thương mải và Kỹ nghệ ở TP Hồ Chí Minh, v.v... với những khoản tài trợ hàng trăm nghìn Mỹ kim
Mặt khác, lấy thêm vài thí dụ nữa, Sáng hội Ford của Hoa Kỳ tài trợ một trăm nghìn Mỹ kim cho Bộ Ngoại giao Hà nội năm 2007 để tổ chức các khoá hội thảo về nhân quyền (sic) và an ninh quốc tế; tài trợ cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 128,900 Mỹ kim năm 2007; tài trợ cho Bộ Văn hoá và Thông tin Hà Nội 600,000 (sáu trăm nghìn) Mỹ kim để phát triển ngân qũy làm phim ảnh, v.v...
Ấy là chưa nói tới hàng chục Sáng hội, nếu không là hàng trăm, đang đổ tiền tài trợ tại Việt Nam theo cùng chủ trương đường lối nhân đạo và huynh đệ, như Oxfam, Westminster Foundation for Democracy, v.v... ở Anh, Danish Institute for Human Rights ở Đan Mạch, Friedrich Ebert Stiftung, Konrad-Adenauer Stiftung, v.v... ở Đức, Asia Foundation, Heritage Foundation, v.v... ở Mỹ, Toyota Foundation ở Nhật, v.v...
Thế mà không nghe các ông trong Nhóm Giao Điểm, Nhóm Đông Dương Thời báo, các Tăng sĩ, Cư sĩ trong Nhóm Tăng Ni Hải Ngoại, Nhóm Về Nguồn, Thân hữu Già Lam... viết bài chửi bới Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “ăn tiền của CIA Mỹ” như họ đã làm với bản thân tôi. Buồn cười là 8 ông Hoà thượng tại Hoa Kỳ ly khai GHPGVNTN viết thư chung tố cáo tôi “ăn tiền ngoại bang”. Hai điểm buồn cười, thứ nhất qua nhóm chữ “ăn tiền ngoại bang” họ lập lại sự vu khống tôi trên các báo Công An, An Ninh Thế giới trong nước. Điều buồn cười thứ hai, là các Hoà thượng này cắm cúi học tiếng Mỹ, lịch sử Mỹ, để lúi húi xin thi vào quốc tịch Mỹ, mà nay họ gọi nước họ mang quốc tịch Mỹ là “ngoại bang” ?!
Tám vị sư này và các ông trong Nhóm Giao Điểm, Đông Dương Thời báo, Tăng Ni Hải ngoại, Về Nguồn, Thân hữu Già Lam... vẫn chưa học bài học nhãn tiền về tự do ngôn luận tại quốc gia họ sinh sống và nhập tịch, là Hoa Kỳ, nước đệ nhất dân chủ. Là dân Mỹ, họ viết bài chửi Mỹ, nhưng ngày ngày vẫn yên hàng vô sự ăn bơ Mỹ, uống Coca Cola Mỹ, mà chẳng có cơ quan nào của Mỹ động đến một sợi chân lông của họ. Giá thử họ ở cái nước họ ca tụng, là nước Việt Nam Cộng sản, mà viết lách chửi đảng Cộng sản kiểu đó tất đã bị tù mọt gông !
Như trên tôi đã nói, Hội Ái hữu Những Người Bạn Quê Mẹ tìm những nguồn tài trợ quốc tế giúp đỡ Cơ sở Quê Mẹ hoạt động. NED là một trong những cơ quan này. Chúng tôi không xấu hổ mà còn hãnh diện được sự giúp đỡ của phong trào dân chủ thế giới và bất vụ lợi. Điều này chứng tỏ chúng tôi hoạt động thực sự cho dân chủ.
Cần biết thêm là các tổ chức này xét từng dự án mà tài trợ. Các dự án chúng tôi trình bày là in các tài liệu về tinh thần hay lý thuyết dân chủ, tự do của đông tây, dịch sách, dịch các công ước LHQ hay luật pháp quốc tế liên quan đến nhân quyền, dân chủ, thuê nhân viên đánh máy, thảng hoặc giúp đỡ cho những người lâm nạn vì đau yếu hay tù đày trong nước, v.v...
Nhưng bản thân tôi và các thành viên trong ban điều hành Cơ sở Quê Mẹ không ai ăn một đồng xu nào từ ngân khoản tài trợ. Vì quy chế lập hội tại Pháp cấm Ban trị sự ăn lương của hội. Quy chế tài trợ của các Sáng hội quốc tế cũng cấm dùng tiền tài trợ trả lương cho các thành viên trong tổ chức. Việc tài trợ chỉ được dùng cho các dự án hoạt động. Nói tóm, từ 33 năm qua, chúng tôi vẫn ăn cơm nhà vác ngà voi cho quan, dù chẳng thấy quan đâu. Vì lý tưởng và vì thiện nguyện, chúng tôi tham gia hoạt động chứ không vì tiền hay vì đồng lương. Đồng lương thì chúng tôi đã có nghề nghiệp riêng.Lê Mạnh Thát, Trưởng Ban Tổ chức Đại Lễ Phật Đản Vesak 2008 tại Hà NộiQũy tài trợ tuỳ thuộc các dự án, nên không có ngân khoản nhất định. Nhưng chưa bao giờ quá số trăm nghìn một năm, nếu không nói là vài chục nghìn. Trong khi ấy, so chẳng thấm vào đâu với những tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International, Human Rights Watch, là từ ba mươi đến bốn mươi triệu Mỹ kim mỗi năm. Riêng cái nước Việt Nam nghèo mạt hạng trong thế giới, nông dân thiếu ăn thiếu mặc, thế nhưng qũy tuyên truyền quốc ngoại của Hà Nội lên tới hàng chục triệu Mỹ kim, chưa kể qũy đen tại các Sứ quán chi cho việc mua chuộc báo chí hay bọn khuyển mã nằm vùng.
Tôi tri ân thế giới văn minh và dân chủ thông qua các qũy tài trợ. Tôi tri ân NED và hãnh diện có một Sáng hội như NED giữa thế giới vị kỷ, bạo động, độc tài và khủng bố này. Nhờ tinh thần thượng võ, Mạnh Thường Quân của các quốc gia văn minh, dân chủ mà tiếng nói nhân quyền, dân chủ Việt Nam chưa hoàn toàn bị bóp giết.
Nếu tin vào túi khôn hay sáng kiến của một số người Việt có « bốn nghìn năm văn hiến », thì chưa chắc chúng tôi còn tiếp tục đấu tranh trên trường quốc tế. Tôi nhớ hai sáng kiến điển hình. Trong những ngày khó khăn, nguy kịch, nhiều người Việt tới bày kế cho tôi. Họ nói : Chỉ cần xin mỗi người Việt mỗi tháng một Mỹ kim thôi, ai mà không cho được, thì ông đã có ba triệu Mỹ kim một tháng để đấu tranh. Hay quá, nhưng vô phương thực hiện. Sáng kiến thứ hai, là hàng chục năm trước đây cố Ngoại trưởng Trần Văn Lắm và cố Bác sĩ Nguyễn Duy Tài đến Paris gặp tôi và rủ rê cùng họ sang Hoa Kỳ vận động đòi Mỹ trả lại 400 triệu đô la của Quốc hội Việt Nam mà Mỹ phong toả từ năm 1975. Họ nói với số tiền này chúng ta “tha hồ hoạt động”. Một sáng kiến hay và khoẻ. Nhưng hiển nhiên tôi từ chối theo họ.
Vì không xin được mỗi người Việt một mỹ kim mỗi tháng, vì không thành công xin Mỹ giải ngân 400 triệu mỹ kim của Quốc hội VNCH, nên các vị này chưa thể ra tay tranh đấu.
VL : Cho phép chúng tôi được chuyển sang một đề tài quan trọng khác.
Giáo chỉ số 9 (GC9), do đức Tăng Thống Thích Huyền Quang ký ngày 8/9/2007 đã gây nhiều hoang mang đối với phật tử và gây chia rẻ trầm trọng trong GHPGVN, điển hình như tại Hoa kỳ chia thành hai mảnh, một bên đồng ý với GC9 do Hoà Thượng Thích Hộ Giác đứng đầu, và một bên là Cộng đồng Phật giáo VN do Hoà Thượng Thích Thắng Hoan đứng đầu, riêng tại Úc có nhiều vị Hoà thượng như Thích Như Huệ, Thích Bảo Lạc, Thích Tâm Minh…xin từ chức, ông nghĩ sao về sự bất mãn và chia rẻ này?
VVA : Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất CHƯA BAO GIỜ chia làm hai mảnh. Năm 1981, có một số vị Hoà thượng, Thượng toạ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước do Đảng Cộng sản thành lập để biến tướng Phật giáo thành công cụ chính trị cho Đảng. Bây giờ vào năm 2007 và 2008, cũng vậy, có một số Hoà thượng, Thượng tọa, Cư sĩ VÌ LÝ DO HAY CHÍNH KIẾN CÁ NHÂN, không đồng tình với lập trường đấu tranh đòi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, đòi tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ, do Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo. Nên những vị này tách riêng đi theo con đường mà họ cho là lý tưởng của họ.
Quý báo nói về sự hình thành “Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ” chứng tỏ các vị này đã khước từ danh xưng của giáo hội truyên thống và dân lập là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Làm như vậy là họ thủ tiêu cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền là chủ trương của Giáo hội.
Sống tại Úc hay các ở nước dân chủ Âu Mỹ, việc thay đổi chính kiến, thay đổi tôn giáo là điều bình thường. Chẳng có gì gọi là “gây nhiều hoang mang đối với phật tử và gây chia rẻ trầm trọng trong GHPGVNTN” như quý báo viết. Bằng cớ là sau sự kiện Giáo chỉ số 9 ban hành, đã có cả một phong trào tự phát trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại viết bài, mở Trang nhà, hội luận Paltalk hoan nghênh sự cứu nguy của Giáo chỉ số 9. Vì đối tượng của Giáo chỉ số 9 là Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chứ không ai khác. Đồng thời, phong trào tự phát này tố cáo những phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật giáo hải ngoại ẩn nấp dưới nhiều danh xưng, như nhóm Về Nguồn, nhóm Thân hữu Già Lam, nhóm Tăng Ni Hải ngoại, v.v... Đây chính là phản ứng lành mạnh và có ý thức của quần chúng đông đảo trong Cộng đồng Người Việt Tị nạn Cộng sản.
Có tính chất cộng đồng, chứ không là cá nhân lẻ tẻ, Úc châu đi đầu trong sự hậu thuẫn GHPGVNTN và Nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Tôi xin đơn cử :
« Tuyên Cáo » ngày 21.11.2007 « Xác định lập trường ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ lãnh đạo cùng các cơ cấu trực thuộc Giáo Hội » và « Kêu gọi đồng hương đề cao cảnh giác trước những âm mưu xâm nhập và khuynh đảo, gây mâu thuẫn tôn giáo trong Cộng đồng người Việt hải ngoại của CSVN ». Tuyên cáo này do Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu công bố với các chữ ký của Chủ tịch Liên bang, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch Tiểu bang NSW, Võ Trí Dũng, Chủ tịch Tiểu bang VIC, Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch Tiểu bang QLD, Bùi Trọng Cường, Chủ tịch Tiểu bang Nam Úc, Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch Tiểu bang ACT, Lê Công, Chủ tịch Tiểu bang Bắc Úc, Lê Tấn Thiện, Chủ tịch Tiểu bang Wollongong, Trần Hương Thuỷ, và Chủ tịch Tiểu bang Tây Úc, Phạm Lê Hoàng Nam.
« Tuyên cáo » của Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Yểm Trợ Quốc Nội vùng Đông Hoa Kỳ ngày 1.12.2007 « Xác định lập trường ủng hộ GHPGVNTN do nhị vị Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ lãnh đạo cùng các cơ cấu trực thuộc Giáo Hội, ủng hộ Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.20076 cũng như thành quả của Đại hội Bất thường của GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức ở chùa Bửu Môn, thành phố Port Arthur ngày 10.11.2007 ».
Tiếp đến là « Bản Lên Tiếng chung » của 24 đoàn thể, đảng phái, tổ chức tại Hoa Kỳ, và Cộng Đồng Việt Nam tại Nam California, đồng ký tên và công bố hôm 27.12.2007 « về sự tái cấu trúc (theo Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang) và công cuộc đấu tranh cho Đạo pháp và Dân tộc của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ».
Trong nội bộ Giáo hội, thì Ðại hội Bất thường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Bửu Môn ở thành phố Port Arthur, bang Texas Hoa Kỳ, ngày 10.11.2007, với 89 đơn vị thuộc các Hội đồng, các Tổng vụ và các Miền của Giáo hội trên toàn quốc Hoa Kỳ bao gồm 108 Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, và Cư sĩ đại biểu đã thể hiện sâu xa tinh thần “Vọng hướng Giáo hội Mẹ” với Ý thức Giải nguy hiện trạng nội ma ngoại chướng đang phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo. Đại hội đồng thanh quyết nghị triệt để khâm tuân Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang.
VL : Tại sao lại có sự sai lệch về thời gian ghi trong GC9, cuộc họp khẩn của Hội Đồng Lưỡng Viện xảy ra ngày 22.8.07 để giải quyết những vấn đề xảy ra sau đó: Thượng toạ Thích Không Tánh bị bắt sáng ngày 23/8/2007 và các Giáo Phẩm của Viện Hoá Đạo bị Công An mời đi làm việc ngày 28/8/2007.
Ông giải thích sao về điều sai lệnh thời gian này?
VVA : Tôi lấy làm lạ về câu hỏi trên. Một câu hỏi của những người đọc Giáo chỉ nhưng xem nhẹ thể văn kiện, tức thuộc phạm vi bút pháp tự sự trong một Giáo chỉ biện giải và giải quyết vấn đề trầm trọng của một Giáo hội lớn.
Giáo chỉ số 9 do Đức Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 viết lại những sự kiện nguy biến xẩy ra cho Giáo hội trong các thời gian lịch sử 2000 năm, rồi 33 năm qua, rồi mấy tháng vừa qua. Bao hàm cả chiến dịch cuối cùng vu khống, mạ lỵ của 600 tờ báo Đảng và các cơ quan truyền thông đại chúng phản ứng cuộc thăm viếng đồng bào Dân oan khiếu kiện của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ tại Văn phòng 2 Quốc hội Cộng sản ở Saigon hôm 17.7.2007.
Tất cả những sự kiện viết ra được đúc kết vào ngày 8.9.2008. Tôi nhấn mạnh ngày 8 tháng 9 năm 2007. Làm gì có chuyện sai lệch thời gian khi quả quyết ngây thơ rằng sự kiện ngày 22.8 đã tiên liệu chuyện sẽ xẩy ra ngày 23.8, rồi 28.8... ? Tất cả là một chuỗi trình tự đưa đến văn bản ngày 8.9.2007. Sai lệch ở đâu ? Đảo ngược ở đâu ?
Vấn đề chính yếu của Giáo chỉ số 9 trình bày thảm trạng Phật giáo và đưa ra biện pháp cứu nguy Giáo hội. Chứ không là tách bạch ngày tháng như thế. Tôi không tin quý báo có ý kiến tách bạch này mà là ảnh hưởng từ một luồng dư luận chống đối cá nhân nào chăng ? Bởi cách tách bạch này khác chi việc vạch lá tìm sâu. Tìm không ra sâu nên ngứt xé cả hoa hồng ?
Các ngày tháng quý báo nêu qua câu hỏi được tìm thấy trong Nhận định số 6. Tôi xin trích để dễ hiểu vấn đề :
- “Nhận định rằng những cuộc đàn áp liên tục, ngày càng gia tăng của Nhà cầm quyền CHXHCNVN, đặc biệt gần đây đối với các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Hơn nữa, ngày 16 âm lịch Đinh Hợi tức 28.8.2007, hầu hết hàng giáo phẩm thuộc Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, từ Viện trưởng, Phó Viện trưởng đến đa số các Tổng vụ trưởng bị các Ủy ban Nhân dân Phường mời đi làm việc, song song với chiến dịch báo chí, truyền thanh, truyền hình của Nhà nước trên toàn quốc tấn công, bôi nhọ, vu cáo GHPGVNTN và Viện trưởng Viện Hóa Đạo, vì Giáo hội thể hiện đức từ bi của đạo Phật góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện bị thiếu thốn lương thực. Các cuộc cứu trợ thuần túy từ thiện xã hội của Giáo hội đã được thực hiện công khai ngày 13.7 và 17.7 tại Saigon và ngày 23.8 tại Hà Nội. Thực tại Dân oan đi khiếu kiện là mối bức xúc xã hội trầm trọng, sở dĩ còn tồn tại đến ngày hôm nay, là vì nỗi oan ức của người nông dân bị cướp đất, cướp nhà, bị lăng nhục và xúc phạm nhân phẩm từ hơn 20 năm qua không được nhà cầm quyền giải quyết. Chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối với GHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình”;
Nhận định số 6 này nói về “những cuộc đàn áp liên tục, ngày càng gia tăng của Nhà cầm quyền CHXHCNVN, đặc biệt gần đây đối với các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và miền Trung”. Rồi nhận định đưa ra các ví dụ điển hình : Một là, ngày “28.8.2007, hầu hết hàng giáo phẩm thuộc Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, từ Viện trưởng, Phó Viện trưởng đến đa số các Tổng vụ trưởng bị các Ủy ban Nhân dân Phường mời đi làm việc”. Hai là, “Các cuộc cứu trợ thuần túy từ thiện xã hội của Giáo hội đã được thực hiện công khai ngày 13.7 và 17.7 tại Saigon và ngày 23.8 tại Hà Nội”.
Không hề có câu nào hay ngày tháng mà qúy báo nêu ra : “Cuộc họp khẩn của Hội Đồng Lưỡng Viện xảy ra ngày 22.8.07 để giải quyết những vấn đề xảy ra sau đó”.
Hiển nhiên trong Gíao chỉ và trong một đoạn văn khác (không nằm trong Nhận định thứ 6) có nhắc tới ngày tháng qúy báo đề cập. Đoạn văn này viết :
“Phát xuất từ bảy nhận định cơ bản trên, và trước tình hình cấp cứu hiện tại của Giáo hội trong cũng như ngoài nước, Hội đồng Lưỡng Viện đã triệu tập cuộc họp khẩn hôm 22.8.2007 để nghe báo cáo Phật sự Giáo hội trong và ngoài nước và tìm biện pháp khai thông”. Câu trích dẫn này có nghĩa là Đức Tăng thống viết kể những sự kiện xẩy ra trước ngày 8.9.2007, và buổi họp khẩn của Hội đồng Lưỡng viện ngày 22.8.2007 đưa ra một chuỗi đề xuất nhằm ngăn chận sự hạ thủ của nhà cầm quyền Cộng sản với sự tiếp tay của Nhóm Thân hữu Già Lam (hình thành từ năm 2002 và chính thức xuất hiện năm 2004) mà hai cán bộ của nhóm, là Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường về Việt Nam gây ly gián trong hàng ngũ Tăng già vào tháng 6 và tháng 7 năm 2007.
Cuộc họp ngày 22.8.2007 có mặt Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư ký Viện Tăng thống kiêm Chánh Đại diện GHPGVNTN Thừa thiên – Huế. Hoà thượng trình bày bằng miệng tình hình Giáo hội trong và ngoài nước. Do phát lộ nhiều chi tiết quan trọng, nên Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo yêu cầu Hoà thượng Thiện Hạnh viết lại thành phúc trình lưu hồ sơ Viện. Về đến Huế, Hoà thượng Thích Thiện Hạnh viết “Bản Tường trình Phật sự” đã nói miệng tại phiên họp hôm 22.8.2007 ở Saigon cùng đưa ra các đề xuất chấn chỉnh Giáo hội. Bản Tường trình bị Công an Huế tịch thu khi người đưa thư vừa ra khỏi chùa để gửi vào Nam. Nên Hoà thượng phải viết lại sau đó vào ngày 8.9.2007. Quan trọng là những đoạn nói về Nhóm Thân hữu Già Lam được trình bày tại Saigon:
“Một số Phật tử ở Úc và Hoa kỳ, có gọi điện về thăm và nhân tiện, bày tỏ sự bất bằng về một số Thượng tọa, Đại đức và Cư sĩ tu xuất, đang là Thành viên Hội đồng Điều hành GHPGVNTN/HN tại Úc và Hoa kỳ, lại đi vận động tách khỏi GHPGVNTN là vì sao? Chúng tôi chỉ trả lời vắn tắt trên điện thoại rằng, chắc vì các vị có một vài mâu thuẫn cá nhân nào đó, trong phương pháp hành đạo. Có dịp sẽ trò chuyện sau. Bây giờ không tiện.
“Điều mà Phật tử thắc mắc, chúng tôi thấy, đã được cụ thể qua quan điểm của anh Trần Quang Thuận và Bùi Ngọc Đường. Hai anh hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2007; anh Trần Quang Thuận chê trách Hòa Thượng Quảng Độ. Bùi Ngọc Đường ngoài những lời lẽ như anh Thuận; Bùi Ngọc Đường còn thêm chê bai Giáo hội. Sau hết Bùi Ngọc Đường khuyên chúng tôi từ chức Chánh thư ký VTT để nghỉ ngơi, giống hệt như lời Thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng đã khuyên Đức Tăng Thống thôi việc, nghỉ ngơi. Giọng điệu hai anh có vẻ như muốn thỏa hiệp, để được sinh hoạt, ý tưởng nầy còn được thấy rõ qua nhóm Thân Hữu Già Lam.
“Chúng tôi được biết, ở Tu Viện Quảng Hương Già Lam; cách đây một năm, đã hình thành một nhóm, có tên gọi “Thân Hữu Già Lam”. Thành viên khoảng trên dưới 40 vị gồm các thành phần Tu sĩ, Cư sĩ, Cư sĩ tu xuất. Các vị có mặt trong nước, ngoài nước khắp các châu lục. Các vị sinh hoạt dưới dạng Tăng già, chưa dám đứng hẳn vào Gíao hội Phật giáo Việt Nam năm 1981. Các vị quyên góp tiền gây quĩ xây dựng Đại Học, Thư Viện, Hội Trường, làm Văn Hóa Giáo Dục Phật Giáo. Đứng đầu nhóm có GS TS Lê Mạnh Thát, và học giả Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ.
(...) “Nhóm “Thân Hữu Già Lam” phần đông, đang là thành viên chủ chốt của GHPGVNTN trong nước và hải ngoại. Nay vì một vài ý kiến bất đồng nào đó mà xây lưng lại với Giáo hội và vận động người khác chống lại Giáo hội, cô lập hai vị Hòa thượng đang lãnh đạo Giáo hội thì chẳng hay ho gì! Mà ai lại làm vậy bao giờ. Những mâu thuẫn nội bộ trong sinh hoạt là chuyện bình thường. Cái gì còn có đó, vai trò phục vụ đạo pháp dân tộc của các vị còn kia, đã mất mát gì đâu mà vội vàng, đôi khi bất đạt, còn gây tổn thương lớn cho tập thể, tổ chức Giáo hội”.
“Chúng tôi có đọc nội dung biên bản cuộc họp của các vị “Thân Hữu Già Lam” ngày 23/8/2006, qua hệ thống điện thoại có nhiều người tham dự, từ Việt nam, Úc, Canada, Mỹ, ... Họ tổ chức cuộc họp nầy đã hơn một năm nay, và hiện nay đang hoạt động tích cực. Phật đản PL: 2551 vừa qua, vùng nam California, những vị thuộc nhóm “Thân Hữu Già Lam” đã không tuyên đọc Thông điệp của Đức Tăng Thống Đệ Tứ GHPGVNTN khi cử hành lễ Phật Đản”.
VL :Riêng Hoà Thượng Tâm Châu đã nặng lời chỉ trích GC9 như sau: “…nhân danh chống cộng, tự bản thân Phật Giáo, bị vô minh che lấp, bị ma chướng điều khiển, gây ra biến động, khiến cho danh dự Phật Giáo bị tổn thương nặng nề, Phật sự bị ngưng trệ ghê gớm và sự chua xót giáng tới các chùa, các Giáo hội, một cách không tưởng tượng được! Tỷ dụ, biến động ấy là sách lược cần làm, nhìn lại sao chỉ còn đống gạch vụn, những con người tứ chi bị mất, ai chịu trách nhiệm?
Ông nghĩ sao về nhận định này của Hoà Thượng Tâm Châu?
VVA : Hoà thượng Thích Tâm Châu là vị Thượng thủ lãnh đạo một tổ chức Phật giáo khác có tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trên Thế giới”. Hiển nhiên Hoà thượng không am tường các vấn đề nội bộ hay khẩn thiết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong cũng như ngoài nước. Dù các năm trước đây, do tình đồng đạo và kính ngưỡng chư Tăng, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang có mời Hoà thượng Tâm Châu vào làm thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống. Nhân đó, ở hải ngoại Hoà thượng Thích Hộ Giác mời Hoà thượng làm Chứng minh Đạo sư cho GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Chỉ những đại lễ lớn, Hoà thượng Thích Tâm Châu mới đến chứng minh. Nhưng chưa bao giờ Hoà thượng tham dự sinh hoạt tại các Đại hội Thường niên của GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Lần đầu tiên sau năm 1975, Hoà thượng có một cuộc điện đàm duy nhất có tính cách thăm viếng với Hoà thượng Thích Quảng Độ năm 2007 là do tôi sắp đặt. Xem thế, với Phật sự đa đoan, bận rộn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trên Thế giới, Hoà thượng Tâm Châu không thể và không hề biết rõ các sự tình của GHPGVNTN.
Sống tại các quốc gia dân chủ Tây phương, đương nhiên Hoà thượng Tâm Châu có quyền phát biểu hay có ý kiến về GHPGVNTN của chúng tôi. Ngài nói đúng chúng tôi phục thiện. Ngài nói không đúng chúng tôi im lặng và chẳng lấy đó làm điều.
Điều cần giải tỏ là điểm Hoà thượng Thích Tâm Châu quy kết GHPGVNTN “nhân danh Chống Cộng”. GHPGVNTN chưa bao giờ trong văn kiện hay trong lời nói “nhân danh chống Cộng” cả. GHPGVNTN là nạn nhân của chế độ độc tài Cộng sản bị đàn áp khốc liệt từ 33 năm qua. Nhị vị lãnh đạo Giáo hội là Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo là hai vị Cao Tăng bị đàn áp, tù đày, quản chế khắc khe trên 26 năm ròng. Tưởng chưa có vị Tăng Việt Nam nào lâm cảnh cực kỳ áp bức như thế. Có thể còn một vị, đó là cố Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết trong nhà tù Cộng sản ở Saigon tháng 10 năm 1978. Chẳng ai khác bền chí và bất khuất như hai Ngài.
Giáo hội lâm cảnh như “Đống gạch vụn, những con người tứ chi bị mất” mà Hoà thượng Thích Tâm Châu bi luỵ viết ra, là do chính Đảng Cộng sản là tác nhân làm cho GHPGTVNTN và hàng giáo phẩm Giáo hội trở thành “Đống gạch vụn, những con người tứ chi bị mất”. Không ai khác. Không ai khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam và bọn khuyển mã của đảng nằm vùng trong Giáo hội.
VL : Thay mặt độc giả Báo Viêt Luận, xin trân trọng cảm ơn ông .

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Người Phật Tử tại gia

Bà-la-môn bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, những người tại gia có bao nhiêu pháp để có thể làm cho lợi ích đời sau, an lạc đời sau?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Có bốn pháp có thể làm cho lợi ích đời sau, an lạc đời sau. Đó là: Tín đầy đủ, Giới đầy đủ, Thí đầy đủ, Tuệ đầy đủ.
“Thế nào là có Đức tin đầy đủ? Đối với Như-lai, người thiện nam có tâm kính tin, gốc rễ tín vững chắc, mà chư Thiên, Ma, Phạm cùng với loài người không thể phá hoại. Đó gọi là người thiện nam có Đức tin đầy đủ.
“Thế nào là có Giới đầy đủ? Người thiện nam không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là có Giới đầy đủ.
“Thế nào là có Thí đầy đủ? Người thiện nam với tâm không vấy bẩn bởi sự keo kiệt, sống đời tại gia mà hành bố thí buông xả, thường tự tay mình cho, vui vẻ tu hạnh thí xả. Đó gọi là người thiện nam có Thí đầy đủ.
“Thế nào là có Tuệ đầy đủ? Người thiện nam biết như thật về Khổ Thánh đế; biết như thật về Tập, Diệt, Đạo Thánh đế. Đó gọi là người thiện nam có Tuệ đầy đủ.
“Nếu người thiện nam nào ở tại gia đình mà thực hành bốn pháp này, có thể thành tựu lợi ích hiện tại và an lạc hiện tại.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn, lại nói kệ rằng:
Phương tiện tạo dựng nghiệp
Tích tụ phải giữ gìn
Người thiện Nam thân hữu
Chánh mạng trong sự sống
Bố thí lìa xan tật
Thanh tịnh đường thăng tiến
Đời sau được an lac
Nếu sống đời tại gia
Thành tựu tán pháp này
Suy nghiệm lời Phật dạy
Những điều Phật gía trí
Thì hiện tại an ổn
Sống hiện tại hỷ lạc
Đời sau cũng hỷ lạc.

“Phật nói kinh này xong, Uất-xà-ca nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ rồi lui.
Trích Kinh Tạp A Hàm - Quyển 4 - Kinh

Tượng Phật




Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Á Châu tại nuí Cấm An Giang

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn tại chùa Linh Sơn Trường Thọ
núi Tà Cú Tỉnh Bình Thuận (1963-1966)

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008

Hội thảo “Dân chủ, Nhân quyền và hiện tình GHPGVNTN”

Hội thảo “Dân chủ, Nhân quyền và hiện tình GHPGVNTN”
- Thị Anh, TGM -
Trưa thứ Bảy, 17 tháng 5 năm 2008, tại thính đường Ðại học UTA (University of Texas at Arlington), Chi hội Phật tử cùng phối hợp với Chi hội Cựu Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Dallas/Fort Worth và vùng phụ cận, đã tổ chức buổi Hội thảo về “Dân chủ, Nhân quyền và hiện tình Phật Giáo Việt Nam”. Có khoảng 400 người, gồm đại diện các tôn giáo, cộng đồng, hội đoàn, cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương đã đến tham dự. Ðặc biệt có những thân hữu từ xa về như Nevada, Missouri, Tulsa, Oklahoma, Houston, Texas.






Trước đó một ngày, 16 tháng 5 năm 2008, hai đài phát thanh “Tiếng nước tôi” và “Dallas Radio” do anh Thái Hóa Lộc và chị Liên Bích đã phỏng vấn
Giáo Sư Võ Văn Ái và chị Ỷ Lan, xoay quanh những hệ lụy sau khi Giáo chỉ số 9 được ban hành bởi Ðức Tăng Thống Thích Huyền Quang, và Thông bạch của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Giáo sư Võ Văn Ái đã trả lời và giải thích rất tường tận: “Giáo chỉ số 9 không nhằm loại trừ một số Chư Tăng Ni nào cả, chỉ nhắm vào bạo quyền Cộng sản Việt Nam đang âm mưu tiêu diệt Giáo hội chính thống GHPGVNTN với sự tiếp tay của vài phần tử biến chất.” Sáng hôm sau, 17 tháng 5 năm 2008, đài phát thanh Saigon Dallas 890AM và truyền hình SBTN-DFW đã có một chương trình phỏng vấn đặc biệt với Giáo sư Võ Văn Ái và chị Ỷ Lan cho ngày Hội thảo do hai nhà báo Trương Sĩ Lương và Thu Nga thực hiện. Ðúng 1 giờ chiều thứ Bảy, 17 tháng 5 năm 2008, Thượng tọa Thích Giác Ðẳng, Giáo sư Võ Văn Ái, chị Ỷ Lan đến hội trường, toàn thể quan khách và quý đồng hương đã nồng nhiệt đón chào bằng những tràng pháo tay. Ðâu đó người ta nghe những tiếng gọi tên chị Ỷ Lan. Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện hầu hết các vị lãnh đạo tinh thần, Cộng đồng, các cơ quan truyền thông báo chí: - Linh mục Tống Thiện Liên, đại diện Thiên Chúa giáo - Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, đại diện Cao Ðài Giáo - Ðạo Hữu Võ Ðan Lỳ, đại diện Phật giáo Hòa Hảo - Ðại đức Thích Hải Viên, Tri sự chùa Phổ Ðà tại thành phố Memphis, Tennesee - BS Trương Ngọc Tích, CÐNVQG tại Hoa Kỳ - Ông Thái Hóa Tố, Chủ tịch CÐNVQG tại Dallas, Texas - Ông Nguyễn Xuân Hùng, Chủ tịch CÐNVQG tại Fort Worth, Texas - BS Phạm Văn Chất, Chủ tịch Liên hội Cựu Chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa tại Dallas-Fort Worth và vùng phụ cận. - Quý Hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí. Vì chuyến bay từ Cali bị chậm trễ, Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng thư ký Văn phòng 2 GHPGVNTN tại hải ngoại đã đến hội trường lúc 1giờ 30, và buổi Hội thảo đã được khai mạc ngay sau đó. Mở đầu chương trình, cô Kiều Nga giới thiệu thành phần quan khách tham dự, và cho biết chương trình Hội thảo được trực tiếp truyền thanh trên diễn đàn thế giới, kể cả Việt Nam, qua hệ thống Paltalk. Tại địa phương, buổi hội thảo cũng được trực tiếp truyền thanh qua hai đài Saigon ố Dallas 890AM và Dallas Radio. Sau nghi thức chào cờ Việt, Mỹ- Phật giáo và phút mặc niệm khai buổi Hội thảo, ông Nguyễn Ðức, Trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời cám ơn quan khách, giới thiệu Thượng tọa Thích Giác Ðẳng, và Giáo sư Võ Văn Ái, đại diện cho GHPGVNTN sẽ trả lời tất cả các câu hỏi có liên quan đến hiện tình GHPGVNTN, dù những câu hỏi không được êm tai, nếu có. Ban tổ chức đã trình chiếu đoạn phim 8 phút với tiếng nói của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ từ Thanh Minh Thiền Viện Saigon Việt Nam gởi ra cho Liên Hiệp Quốc bằng tiếng Anh và chị Ỷ Lan cũng đã giải thích rất rõ ràng trước cử tọa. Sau đó, Giáo sư Võ Văn Ái, cũng là nhà văn, nhà thơ qua bút hiệu Thi Vũ đã trình bày về tập “Thơ Tù”của Hòa thượng. Trong tù Hòa thượng đã sáng tác hơn 400 bài thơ và đã gởi ra hải ngoại, thế nhưng khi ra tù Hòa thượng biết rằng những bài thơ đó đã không được công bố. Sau đó, Hòa thượng đã nhớ, chép lại và gởi qua cho Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, cơ sở “Quê Mẹ” xuất bản và phát hành khắp nơi trên thế giới. Chị Ỷ Lan, một người Anh, nói lưu loát tiếng Việt bằng âm hưởng miền Trung của Kinh đô Huế cổ kính, đã làm xúc động cả hội trường khi tâm tình cơ duyên nào mà chị đến và yêu mến quê hương Việt Nam, dù rằng chị chưa bao giờ đặt chân tới. Chị đã dí dỏm rằng: “Bọc trứng 100 con của bà Âu Cơ, có một trứng đã lạc loài qua xứ Anh mù sương”. Chị rất ngưỡng mộ tinh thần Vô úy và Từ bi của hai Ðại Lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ. Cuối cùng, chi tậm sự : “Ðã dành hầu hết cuộc đời dấn thân tranh đấu Dân chủ, nhân quyền và Tôn giáo cho Việt Nam.” Một người Ngoại quốc còn dấn thân như vậy. Còn chúng ta thì làm gì đây hỡi các bạn!? Mở đầu phần thuyết trình, Thượng tọa Thích Giác Ðẳng, Tổng ủy viên Truyền thông văn phòng 2 GHPGVNTN tại hải ngoại, sơ lược hiên tình Giáo hội Phật giáo hiện nay, nguyên nhân nào Giáo chỉ số 9 ra đời? Thượng tọa nói rất ngắn gọn, vì muốn dành nhiều thì giờ cho phần hội luận. Ðúng như ý nguyện của ban tổ chức, phần thảo luận rất sôi nổi, trong tinh thần tương kính. Nhiều câu hỏi đã đặt ra cho thuyết trình viên, Thượng tọa Thích Giác Ðẳng cũng như Giáo sư Võ Văn Ái đã trả lời rất thỏa đáng, đánh tan những nghi ngờ về Giáo chỉ mà Ðức Tăng Thống ban hành. Một điểm son đáng ghi nhận – sau buổi hội thảo hơn 3 tiếng đồng hồ – là hai vị Chủ Tịch Cộng Ðồng DFW: ông Thái Hóa Tố chủ tịch CÐNVQG tại Dallas, ông Nguyễn Xuân Hùng chủ tịch CÐNVQG tại Fort Worth, đã ký một tuyên cáo chung, ủng hộ Giáo chỉ số 9, và đường lối hoạt động của GHPGVNTN. Bản tuyên cáo đã được trao tận tay Thượng tọa Thích Viên Lý Tổng Thư Ký Văn phòng 2 GHPGVNTN tại hải ngoại, đại diện cho GHPGVNTN. Ðáp tư, Thượng tọa Tổng thư ký, thay mặt Giáo Hội, đã cám ơn quý quan khách, đồng bào tham dự buổi Hội thảo, cảm ơn hai CÐNVQG tại địa phương DFW luôn luôn ủng hộ đường lối và lập trường của GHPGVNTN. Thượng tọa cũng đã tán thán công đức của ban tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện GHPGVNTN có cơ hội giải tỏa những khúc mắc, nghi ngờ và những hệ lụy chung quanh Giáo chỉ số 9. Thay mặt ban tổ chức, ông Nguyễn Ðức, một lần nữa, cám ơn chư Tôn Ðức, quý vị lãnh đạo các tôn giáo, cơ quan truyền thông, quan khách và đồng hương, đã tham dự buổi Hội thảo. Ông cũng mong mỏi đây là bước đầu để đối thoại và kết hợp người Việt tại Dallas, Fort Worth và khắp mọi nơi để cùng đẩy mạnh cuộc tranh đấu chung cho dân tộc sớm thoát khỏi ách toàn trị của chế độ Cộng sản Việt Nam. Buổi Hội thảo chấm dứt lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày.



Thị Anh, TGM

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2008

Tường trình Đại Lễ Phật Đản tại chùa Diệu Pháp

Đại lễ Phật Đản của GHPGVNTN tổ chức tại chùa Diệu Pháp ở miền Nam California

Sáng ngày 11.5, Văn phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức Đại lễ Phật Đản tại chùa Diệu Pháp, là trụ sở của Giáo hội. Hai trăm chư Tăng Ni Việt Nam và các nước Cam Bốt, Hoa Kỳ, Miến Điện, Tây Tạng, Tích Lan, Thái Lan, Trung hoa quan lâm lễ đài và gần năm nghìn Phật tử tham dự. Hội trường chật kín, đồng bào phải đứng tràn ra đường phố, ngồi chật trong Chánh điện, trong nhà trù và trong sân chùa cạnh hội trường. Một không khí hân hoan, tưng bừng dưới vòm hội trường che bằng những cuộn vải màu ngũ sắc thành lá đại kỳ Phật giáo lừng lửng trên trời xanh.

Khai mạc vào lúc 10giờ 30 sáng bằng cuộc thuyết pháp của Pháp sư Thích Giác Đức, Tổng uỷ viên Nghiên cứu Kế hoạch Văn phòng II Viện Hoá Đạo, nói về ý nghĩa Ngày Phật Đản. Sau đó ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo kiêm Tổng uỷ viên Ngoại vụ Văn phòng II Viện Hoá Đạo, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo quốc tế đến từ Paris, nói về tình trạng nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp GHPGVNTN tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Ông Ái tố cáo Hà Nội lợi dụng ngày Đức Phật Đản sinh để tuyên truyền cho chế độ, trong khi vẫn gia tăng đàn áp GHPGVNTN.

Ông cho đồng bào Phật tử được biết thế giới đang quan tâm tới tự do tôn giáo tại Việt Nam và hậu thuẫn GHPGVNTN trong cuộc vận động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã có thư và hồ sơ gửi đến số lớn các phái đoàn Phật giáo được mời về Hà Nội dự lễ Phật Đản, thông báo về hiện tình đàn áp GHPGVNTN. Một diễn giả quan trọng tại Đại lễ Phật Đản ở Hà Nội được nhà cầm quyền đề cao trên Trang Nhà Phật Đản là ông Amartya Sen, Giải Nobel Kinh tế và giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã từ chối không về Hà Nội.

Ông Ái công bố bức thư gửi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với chữ ký của 54 nhân vật quốc tế. Đặc biệt như Bà Maired Maguire, Giải Nobel Hoà bình, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Frank Wolf (Đồng chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện, tác giả Đạo luật Tự do Tôn giáo trên Thế giới được Quốc hội Hoa Kỳ thông quan năm 1998 mở đấu cho danh sách CPC), Đức Giám mục Vaclav Maly từ thủ đô Prague, Tiệp, Giáo sĩ Do Thái giáo Shmuel Herfeld, bà Nina Shea, Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, các Dân biểu nổi danh Quốc hội Châu Âu Graham Watson, Marco Pannella, Edwards McMillian-Scott (Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu), Luisa Morgantini (Đảng Cộng sản, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu), Emma Bonino Phó chủ tịch Thượng viện Quốc hội Ý, Huân tước Avebury và Huân tước Alton, Thượng viện Quốc hội Anh, Liljedahl Lynngard, Chủ tịch Uỷ ban Giải Rafto, bà Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành Freedom House, Hoa Kỳ; Giáo hội Tăng già Tứ phương, Nhật Bản, và chư Tăng lãnh đạo GHPGVNTN Hải ngoại, v.v….

Nêu rõ xong hiện trạng đàn áp GHPGVNTN, bức thư kết luận : « Nhân dịp Đại lễ Phật Đản LHQ, chúng tôi kêu gọi quý ông hãy chấm dứt mọi đàn áp đối với GHPGVNTN, trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Bằng động thái đó, quý ông sẽ tái lập ý nghĩa đích thực cho Ngày Đại lễ Phật Đản LHQ, và tôn vinh 2000 năm truyền đăng nền Phật giáo Việt Nam ».

Sau phần thuyết pháp và thuyết trình, là phần tuyên đọc Đạo từ, Thông điệp, Thông bạch Phật Đản cùng các quan khách phát biểu.

Khởi đầu, Thượng toạ Thích Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp, Tổng thư ký Văn phòng II Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản, đọc Diễn văn khai mạc. Thượng toạ ngỏ lời chân thành tri ân chư Tôn đức Giáo phẩm đã quang lâm chứng minh, và thành tâm cảm tạ quý quan khách, rồi đề cao nếp sống của hàng lãnh đạo giáo hội nơi quê nhà : « Nhân mùa đản sanh của đức Phật, chúng con xin hướng vọng về quê nhà, đê đầu đảnh lễ thâm tạ Đức đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo đã sống đúng và sống như chánh pháp, đã lãnh đạo Giáo Hội một cách từ bi nhưng vô cùng sáng suốt giữa một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn mãi là ngọn hải đăng giữa đêm dài lịch sử ». Thượng toạ cũng xác nhận lập trường của người Phật tử Việt Nam :

« Là người Phật tử chân chính, chúng ta không bao giờ chạy theo hay tìm cách nương tựa vào những thế lực bên ngoài nhất là những thế lực vô minh manh động, vì sức mạnh nội tại đích thực của đạo Phật là chính là từ bi và trí tuệ chứ không phải bất cứ thế lực ngoại tại nào. Chúng ta không thể đứng và bước vững trên đôi chân của kẻ khác, chúng ta cũng không thể sống bằng cách thở nhờ lỗ mũi của người khác. Người Phật tử chân chính không bao giờ có ý định lợi dụng bất cứ ai, nhất là lợi dụng quyền lực của nhà nước CS để làm Phật sự. Chỉ móng khởi cái tâm ý lợi dụng người khác, chính ý tưởng ấy là ý tưởng bất chính. Vì thế, việc lợi dụng CSVN để làm cho Phật Giáo phát triển điều đó chẳng khác nào lợi dụng một tổ chức chuyên giết người cướp của để làm giàu cho bản thân mình ».

Tiếp đến, Đại lão Hoà thượng Thích Hộ Giác, nhân danh Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, ban Đạo từ Phật Đản. Hoà thượng nhắc nhở rằng :

« Đất nước Việt Nam là quê hương mang nhiều đau khổ. Đã hơn một thế kỷ rồi dân tộc Việt Nam vẫn phải trăn trở với bao ách nước tai trời. Đạo pháp cũng đồng thân phận với dân tộc. Người Phật tử Việt có hai sứ mệnh quan trọng phải làm. Một là vận dụng một cách sáng suốt nguồn trí tuệ của Đạo Phật để xây dựng nước nhà. Thứ hai là thể hiện tinh hoa của Chánh pháp giữa muôn trùng ma chướng. Sự hưng thịnh của Phật pháp không phải nằm ở con số đông người đi chùa mà chính là ở những con người thật sự tin, hiểu và thể hiện lời Phật dạy ». Dù sự đau thương tràn ngập trên quê hương Việt, nhưng Hoà thượng không quên nhắc nhở đến sự đau thương của các nước láng giềng :

« Những đau thương mà chúng ta được biết qua những tin tức về Tây Tạng, Miến Điện nhắc nhở nhiều hơn về nỗi khổ đau do vô minh, tham vọng của những thế lực bạo quyền độc tài đảng trị. Chúng ta cũng nhân mùa Khánh Đản hãy cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai ở Miến Điện đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau cơn bão Nagris ».

Bức Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang được Hoà thượng Thích Chánh Lạc tuyên đọc. Hoà thượng là Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo kiêm Tổng uỷ viên Nội vụ và Hoàng pháp Văn phòng II Viện Hoá Đạo. Đức Tăng thống nhận xét tình hình Việt Nam như sau :

“Nhìn lại khối người 85 triệu mà chư Tôn đức Tăng Ni đang hoằng pháp lợi sinh, thì thấy kinh tế Việt Nam có chiều phát triển. Nhưng chênh lệch giàu nghèo ngày càng đào sâu thăm thẳm. Không chênh lệch giữa quốc dân, mà chênh lệch giữa giới quan lại và quần chúng, gây ra cảnh “nước giàu dân nghèo” mâu thuẫn với các khẩu hiệu Nhà nước đề cao”.

Mặt khác, “Về đường tinh thần, mọi tự do cơ bản bị chà đạp, nên tôn giáo không phát triển, tệ nạn xã hội hoành hành và gia tăng. Việc giải thoát giác ngộ không thể xây dựng trên sự nghèo đói và thiếu tự do. Nay lại thêm chuyện lãnh thổ bị xâm lấn khiến lòng người ưu tư khắc khoải. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang trong cơn hấp hối, mà các nhà lãnh đạo đất nước làm ngơ. Không như thưở trước, dưới các triều Đinh, Lê, rồi Lý, Trần, Lê, từ vua quan, bậc Cao tăng và Phật tử cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước. Vì giữ nước mới có đất nuôi dân. Vì giữ dân nên thăng hoa tinh thần và đạo lý làm nên văn hiến nước nhà”.

Đức Tăng thống Thích Huyền Quang kêu gọi : “Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ”. Vì “Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài”.

Cho nên “Đồng bào Phật tử trên khắp năm châu càng rạng rỡ bao nhiêu thì càng chiếu rọi trở về nơi quê hương cho nước Việt sớm huy hoàng. (...) Xin chư liệt vị hãy hóa thân vào nền văn minh của trí tuệ Bát Nhã, làm bản tâm cho bậc nhân đức cứu nguy đất nước và loài người”.

Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Tổng uỷ viên Đặc trách liên lạc Canada, tuyên đọc Thông bạch Phật đản của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN. Qua Thông bạch Hoà thượng khẳng định Giáo hội “không tham dự, cũng không cử đại biểu tham dự” Vì Đại lễ Phật Đản do nhà cầm quyền Cộng sản tổ chức « xuất phát từ động cơ chính trị, lợi dụng Phật đản để sơn phết bộ mặt yếu kém về tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của Cộng sản Việt Nam trước đông đảo quan khách quốc tế đến tham dự Phật đản Vesak 2008 tại Hà nội”.

Hoà thượng căn dặn Giáo hội các cấp : « Tham gia các buổi lễ cầu nguyện cho GHPGVNTN sớm được phục hoạt; các lãnh đạo tối cao của Gíao hội, chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ trong Hội Đồng Lưỡng Viện, các Tăng sĩ, cư sĩ Phật tử đang bị nhà nước quản chế hoặc bức hại sớm được trả lại quyền tự do đi lại và quyền tự do hành Đạo. Tổ chức thăm viếng chư Tôn đức Tăng ni và các Cư sĩ... vì tham gia sinh hoạt với GHPGVNTN mà gặp phải hoạn nạn, hoặc đang lâm bệnh. Tổng Vụ Từ Thiện Xã hội tổ chức các cuộc thăm hỏi và tặng quà Phật đản tại các cơ sở từ thiện xã hội trong thành phố tuỳ theo khả năng”.

Sau các văn kiện Phật giáo, Hoà thượng Thích Chơn Trí, Tổng ủy viên Giáo dục Văn phòng II Viện Hoá Đạo, đọc bức Thông điệp của Tổng thống Georges W. Bush :

TOÀ BẠCH ỐC
HOA THỊNH ĐỐN
Ngày 8 tháng 5 năm 2008


« Tôi xin gửi lời chào mừng đến chư vị tham gia Đại lễ Phật Đản PL. 2552.

« Trong ngày đặc biệt hôm nay, có biết bao người tôn vinh đời sống Đức Phật, mà di sản truyền thừa gây ảnh hưởng cho hàng triệu con người trên trái đất. Bằng sự lan truyền thông điệp của niềm hy vọng và thân ái, sự dũng mãnh và đại lực của Đức Phật đã gây cảm hứng cho nhân quần. Đại lễ hôm nay là cơ hội cho chúng ta phản ảnh nền minh triết của tình thương, tính bao dung và lòng từ bi để nguyện cầu cho nền hoà bình mà chúng ta tìm kiếm.

« Tôi tán thán chư vị cử hành lễ tôn vinh Đức Thế Tôn. Nỗ lực tôn vinh của quý vị làm sáng lên một hình ảnh lịch sử vĩ đại.

« Laura và tôi xin gửi đến quý liệt vị lời chào nồng nhiệt ».


Thượng toạ Thích Phước Nhơn, Tổng ủy viên Tài chánh Văn phòng II Viện Hoá Đạo, đến từ Úc Đại Lợi, thay mặt Giáo hội và Ban Tổ chức tiếp nhận ba tấm bằng Vinh danh GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ của ông Antonio R. Villaraigosa, Thị trưởng thành phố Los Angeles, Thượng nghị sĩ Jack Scott, Thượng viện tiểu bang California, và của Tiến sĩ Judy Chu, Chủ tịch Cục Bình quân, tiểu bang California.

Các quan khách lên lễ đài phát biểu có hai vị rất đặc biệt. Thứ nhất là ông John Trần, Thị trưởng thành phố Rosemead. Ông là thị trưởng gốc Việt Nam đầu tiên của Hoa Kỳ. Chào mừng Đức Phật Dản sinh, ông cho biết rằng ngày cha mẹ ông vượt biển đến Hoa Kỳ ông mới có 3 tuổi mà thôi. Vị khách đặc biệt khác là Giáo sư Ananda W.P. Guruge, Phó chủ tịch Liên hữu Phật giáo Thế giới, cựu Đại sứ Tích Lan tại Hoa Kỳ. Ông tuyên bố trước sự vỗ tay nồng nhiệt của đồng bào tham dự :

« Hôm nay tôi đã chọn lựa. Thay vì về Hà Nội tham dự Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ 2008 theo lời mời, tôi chọn đến đây tham dự Đại lễ Phật đản do GHPGVNTN tổ chức. Tôi muốn đứng bên cạnh Phật giáo đồ Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho tự do. Tôi đến đây để hậu thuẫn cuộc đấu tranh của các bạn, không riêng cho tự do tôn giáo mà cho nhân quyền của mọi người».

Sau phần tôn vinh Đức Phật và cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ Việt Nam mà ông nghe qua Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng thống và Thông bạch Phật Đản của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Giáo sư Ananda W.P. Guruge kết luận :

« Năm 2011 tới đây, thế giới sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 2600 năm Ngày Đức Thế tôn khánh đản. Tôi tin rằng ngày đó các chế độ độc tài toàn trị hay quân phiệt tại Á châu sẽ sụp đổ, Việt Nam và Miến Điện sẽ tìm thấy tự do, dân chủ ».

Phần phát biểu chấm dứt, nghi lễ Khánh đản bắt đầu theo hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Tiếng kinh trầm hùng của 200 chư Tăng Ni đại diện 8 quốc gia Á châu và Hoa Kỳ cùng với 5000 Phật tử là lượn hải triều hùng vĩ dâng cao thanh âm chúc tụng ngày trần gian chào đón Đức Phật Từ Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời cứu khổ.

Nghi thức vừa chấm dứt, thì từ lễ đài 10 Lời Cầu nguyện của Phật tử Việt Nam cúng dường Phật Đản 2552 cất lên trầm hùng bi thiết :


MƯỜI LỜI CẦU NGUYỆN
CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐẢN PL. 2552
Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Đức Phật từ bi vô lượng


(Đại chúng đồng thanh đáp) : Chúng con cùng đảnh lễ !
Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Pháp trí tuệ vô song
(Đại chúng đồng thanh đáp) : Chúng con cùng đảnh lễ !
Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Tăng già truyền đăng nẻo đạo
(Đại chúng đồng thanh đáp) : Chúng con cùng đảnh lễ !

1. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không sát sanh, và quyết tâm chận đứng sự sát sanh của kẻ khác;

2. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không trộm cắp, và quyết tâm chận đứng sự trộm cắp ngày đêm của kẻ khác;

3. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không tà hạnh, và quyết tâm chận đứng sự tà hạnh của kẻ khác để tái tạo thuần phong mỹ tục trong đời sống;

4. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không vọng ngữ, và quyết tâm chận đứng sự vọng ngữ, dối gạt của kẻ khác;

5. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không rượu chè, ma tuý, và quyết tâm chận đứng sự rượu chè, ma tuý của kẻ khác để tiết độ cuộc sống an lành, thanh tịnh;

6. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn để bảo vệ chư Tăng và nhân dân Miến Điện sớm thoát ách quân phiệt khủng bố;

7. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn để bảo vệ chư Tăng và nhân dân Tây Tạng sớm giành lại chủ quyền và thoát ách diệt chủng;

8. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn bảo vệ chư Tăng, Ni, Phật tử và nhân dân Việt Nam sớm thoát ách khủng bố, độc tài toàn trị, công an trị để toàn dân bước lên đường dân chủ, tự do, huynh đệ;

9. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ bảo vệ đất nước, đồng bào và toàn vẹn lãnh thổ trước các nạn ngoại xâm và nội xâm;

10. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ cầu an cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện, các Ban Đại diện, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới trong và ngoài nước.

(Đại chúng đồng thanh đáp) : Chúng con cùng cầu nguyện !

Đại lễ được kết thúc với lễ Mộc dục và phóng sinh chim, cùng lời phát biểu cảm tạ của Thượng toạ Thích Viên Huy, Phó trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Phần thứ hai của Đại lễ Phật Đản là chương trình văn nghệ Phật Đản. Đặc biệt là lễ phát phần thưởng cho các em học sinh, sinh viên ưu tú. Ưu tú theo thứ vị xuất sắc tại học đường Hoa Kỳ kết hợp với kỳ thi Phật Pháp tại chùa Diệu Pháp.--

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

51 nhân vật quốc tế yêu sách CHXHCNVN

Nhân dịp Phật Đản LHQ 2008 tại Hà Nội, 51 nhân vật quốc tế yêu sách CHXHCNVN chấm dứt cuộc đàn áp GHPGVNTN, trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN

2008-05-10 QUE ME
PARIS, ngày 10.5.2008 (QUÊ MẸ) - Năm mươi mốt nhân vật quốc tế bao gồm các Nhà lãnh đạo các tôn giáo, Giải Nobel Hoà bình, Đại biểu Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Ý, Pháp và Anh ký chung lời kêu gọi giới lãnh đạo Hà Nội hãy ngưng cuộc đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và trả tự do tức khắc cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ nhân dịp tổ chức Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ từ 13 đến 17.5 tại Hà Nội.Trong bức thư chung gửi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, các nhân vật quốc tế ký tên biểu thị sự quan tâm trước nghịch lý quá lớn giữa sự chuẩn bị Đại lễ Phật Đản hoành tráng và sự tái diễn gia tăng đàn áp của Hà Nội đối với Phật giáo đồ Việt Nam. “Chúng tôi cực kỳ quan ngại nghe các báo cáo gần đây về những cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với Phật giáo, là nền tín ngưỡng mà quý ông đề cao khi hành lễ”, thư còn cho biết “Trong khi tiến hành tổ chức Phật Đản, công an cưỡng chiếm chùa viện thuộc GHPGVNTN để cho Giáo hội Nhà nước sử dụng làm lễ đài, trục xuất và sách nhiễu chư Tăng và Phật tử tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế…”. Chỉ có Giáo hội Tăng già của Nhà nước là được quyền cử hành lễ mà thôi, trong khi đó hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN thì bị giam nhốt ngay trong các ngôi chùa của chư vị. Các nhân vật quốc tế kêu gọi Hà Nội trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, 88 tuổi, và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, 80 tuổi, nhị vị trải qua hơn 26 năm bị cấm cố ; phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN ; và chấm dứt mọi cuộc đàn áp đối với GHPGVNTN.Trong số 51 chữ ký của các nhân vật quốc tế, người ta nhận thấy có : Bà Maired Maguire, Giải Nobel Hoà bình, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Frank Wolf, Giám mục Vaclav Maly, Giáo sĩ Do Thái giáo Shmuel Herfeld, các Dân biểu nổi danh Quốc hội Châu Âu Graham Watson, Marco Pannella, Edwards McMillian-Scott (Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu), Emma Bonino Phó chủ tịch Thượng viện Quốc hội Ý, Nina Shea, Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, Huân tước Avebury và Huân tước Alton of Liverpool, Thượng viện Quốc hội Anh, Arne Liljedahl Lynngard, Chủ tịch Uỷ ban Giải Rafto, Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành Freedom House, Hoa Kỳ ; Giáo hội Tăng già Tứ phương, Nhật Bản, và chư Tăng lãnh đạo GHPGVNTN Hải ngoại, v.v….Dưới đây là nguyên văn bức thư chung dịch từ bản Anh văn :Đồng kính gửi quý Ông :Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVNNguyễn Tấn Dũng, Thủ tướngNông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hộiThưa quý Ông,Từ ngày 13 đến 17.5, chính phủ quý ông cử hành Đại lễ Phật Đản LHQ tại Hà Nội. Đây phải là buổi lễ tưng bừng, ngày nhớ tưởng thông điệp bao dung và hoà bình của Đức Phật, nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người, Phật tử hay không Phật tử, để cùng nhau cộng tác cho sự cảm thông và sống chung hoà điệu trên trái đất.Thế nhưng chúng tôi cực kỳ quan ngại nghe các báo cáo gần đây về những cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với Phật giáo, là nền tín ngưỡng mà quý ông đề cao khi hành lễ. Chỉ có Giáo hội Tăng già của Nhà nước, do Mặt trận Tổ quốc của Đảng Cộng sản kiểm soát, là có quyền tham dự đại lễ. Trong khi đó, giáo hội truyền thống và độc lập là GHPGVNTN tiếp tục bị cấm đoán, hàng giáo phẩm bị cấm cố ngay nơi những ngôi chùa của chư vị.Để tiến hành tổ chức Đại lễ Phật Đản, công an đã xâm nhập cưỡng chiếm chùa chiền của GHPGVNTN biến thành lễ đài cho Giáo hội Nhà nước, trục xuất và sách nhiễu chư Tăng, Phật tử thuộc GHPGVNTN tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Hôm 2.5 vừa qua, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đã biểu thị mối quan tâm trầm trọng về “sự sách nhiễu đáng kể của Nhà nước đối với chư Tăng Ni và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam thành viên của GHPGVNTN”, kể cả việc quản chế trường kỳ Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, 88 tuổi, và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, 80 tuổi, nhị vị chịu cảnh tù tội trên 26 năm ròng, chỉ vì lên tiếng ôn hoà cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Trầm trọng hơn là cung cách đàn hặc những tín đồ Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Hoà Hảo, Cao Đài và những cộng đồng tôn giáo. Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đề nghị đưa Việt Nam trở lại trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC) năm 2008.Chúng tôi đánh giá sự tiến bộ trên một số lĩnh vực mà quý ông đã thực hiện, nhưng vẫn chưa đủ. Trong tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và đã tham gia ký kết những Công ước nhân quyền cơ bản của LHQ, Việt Nam có trách vụ tôn trọng mọi nhân quyền cơ bản của LHQ. Đặc biệt tôn trọng mẹ đẻ của tất cả các quyền tự do, là quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.Nhân dịp Đại lễ Phật Đản LHQ, chúng tôi kêu gọi quý ông hãy chấm dứt mọi đàn áp đối với GHPGVNTN, trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Bằng động thái đó, quý ông sẽ tái lập ý nghĩa đích thực cho Ngày Đại lễ Phật Đản LHQ, và tôn vinh 2000 năm truyền đăng nền Phật giáo Việt Nam.Xin quý Ông nhận nơi đây lời chào trân trọng của chúng tôi.
Đồng ký tên :Mairead Corrigan-Maguire, người Ái Nhĩ Lan, Giải Nobel Hoà bình ; Frank R. Wolf, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Đồng chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Quốc hội ; Giám mục Vaclav Maly, thủ đô Prague, Chủ tịch Uỷ hội Công lý và Hoà bình của Hội đồng Giám mục Tiệp ; Rabbi Shmuel Herzfeld, Giáo sĩ Do Thái giáo tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ; Nina Shea, Giám đốc Viện Houston, Trung tâm Bảo vệ Tự do Tôn giáo, kiêm Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới ; Graham Watson, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Chủ tịch Liên minh Tự do Dân chủ Châu Âu ; Marco Pannella, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, đại diện nước Ý ; Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốn hội Châu Âu ; Emma Bonino Phó chủ tịch Thượng viện, Quốc hội Ý ; Marco Cappatto Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Báo cáo viên Nhân quyền cho Quốc hội ; Huân tước Avebury, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Thượng viện, Quốc hội Anh ; Huân tước Alton of Liverpool, Giáo sư Đại học Liverpool, Anh quốc ; Robert Evans, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, đại diện Anh quốc ; Józef Pinior Dân biểu Quốc hội Châu Âu ; Luca Romagnoli Dân biểu Quốc hội Châu Âu ; Charles Tannock Dân biểu Quốc hội Châu Âu, đại diện Anh quốc ; Marco Perduca Thượng nghị sĩ Quốc hội Ý ; Donatella Poretti Thượng nghị sĩ Quốc hội Ý ; Roberto Della Sete, Thượng nghị sĩ Quốc hội Ý ; Maurizio Turco, Dân biểu Quốc hội Ý ; Matteo Meccaci, Dân biểu Quốc hội Ý ; Maria Antonietta Farina Coscioni, Dân biểu Quốc hội Ý ; Rita Bernardini, Dân biểu Quốc hội Ý ; Elisabetta Zamparutti, Dân biểu Quốc hội Ý ; Marco Beltrandi, Dân biểu Quốc hội Ý ; Andrea Sarubbi, Dân biểu Quốc hội Ý ; Renato Farina, Dân biểu Quốc hội Ý ; Giovanni Fava, Dân biểu Quốc hội Ý ; Noël Mamère, Dân biểu Quốc hội Pháp ; Son Chhay, Dân biểu Quốc hội Cam Bốt ; Therese Jebsen, Giám đốc Điều hành Sáng hội Rafto, Na Uy ; Arne Liljedahl Lynngard, Chủ tịch Uỷ ban Giải Rafto, Na Uy ; Tina Lambert, Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa giáo toàn cầu ; Julia Doxat-Purser, Liên minh Tin Lành giáo Châu Âu ; Thượng toạ Katsuyuki Imoto, Giáo hội Tăng già Tứ phương, Nhật Bản ; Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành Freedom House, Hoa Kỳ ; Bob LaGamma, Giám đốc Điều hành Hội đồng Phục vụ Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ ; Kok Ksor, Chủ tịch Sáng Hội Người Thượng Tây nguyên ; Văn Phòng II Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất : Chủ tịch, Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác ; Tổng Thư ký, Thượng tọa Thích Viên Lý ; Tổng Thủ bổn, Sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh ; Tổng ủy viên Nội vụ và Hoằng pháp, Hòa thượng Thích Chánh Lạc ; Tổng ủy viên Ngoại vụ, Cư sĩ Võ Văn Ái ; Tổng ủy viên Kế hoạch, Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức ; Tổng ủy viên Từ thiện Xã hội, Hòa thượng Thích Trí Lãng ; Tổng ủy viên Giáo dục, Hòa thượng Thích Chơn Trí ; Tổng ủy viên Truyền thông, Thượng tọa Thích Giác Đẳng ; Tổng ủy viên Thanh niên, Thượng tọa Thích Huyền Việt ; Tổng ủy viên Tài chánh, Thượng tọa Thích Phước Nhơn ; Tổng ủy viên Đặc trách liên lạc Âu Châu, Hòa thượng Thích Trí Minh ; Tổng ủy viên Đặc trách liên lạc Canada, Hoà thượng Thích Thiện Tâm.